-->

Tư vấn luật về hợp đồng ủy quyền quản lý cổ phần

Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Hỏi: Hiện tại, tôi đang cần tư vấn về hợp đồng ủy quyền quản lý cổ phần của công ty cổ phần do tôi nắm giữ 26% vốn sở hữu. Vì tôi bận nhiều việc nên ko có nhiều thời gian quản lý công ty nên tôi muốn ủy quyền cho một người khác có chuyên môn trong lĩnh vực để thay mặt tôi quản lý số cổ phần của tôi tại công ty. Tôi không phải là Giám Đốc công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo tôi được biết nếu tôi là người đại điện theo pháp luật của công ty thì tôi có thể ủy quyền cho nhân viên thay mặt mình quản lý công ty bằng Giấy Ủy Quyền và đóng dấu công ty mà khôngcần công chứng. Còn xin hỏi trường hợp tôi không phải là Người đại diện theo pháp luật của công ty và không có giữ dấu công ty thì hợp đồng ủy quyền quản lý cổ phần của tôi có cần phải công chứng không? (Khánh Thy - Hà Giang)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Điều 55 Luật công chứng năm 2014 có quy định như sau:

"Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền".

Ở trường hợp bạn nhắc đến, người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền cho nhân viên của mình để thực hiện một số công việc thì không chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của chế định ủy quyền mà còn thuộc phạm vi điều chỉnh của chế định đại diện tức là để thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của một đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp, không giống với trường hợp của bạn. Đối với trường hợp của bạn, việc ủy quyền là ủy quyền quản lý tài sản thuộc lĩnh vực dân sự, các trường hợp bắt buộc phải công chứng.

Như vậy, đối với việc ủy quyền quản lý ủy quyền quản lý cổ phần của bạn và người được giao ủy quyền là việc ủy quyền có thù lao, phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng trong trường hợp này.Điều 581Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định:"Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền".

Hợp đồng của bạn chỉ cần đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 và không vi phạm các quy định của pháp luật thì đương nhiên có hiệu lực kể từ ngày ký mà không cần phải công chứng, theo Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2005.

"Điều 405. Hiệu lực của hợp đồng dân sự
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".

"Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định".

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.