-->

Nợ tiền kiện dân sự hay hình sự?

Khi giao dịch tiền với mục đích nhất định bạn và người đó không thông qua đầy đủ giấy tờ làm căn cứ pháp lý.

Hỏi: Em có người em học ra trường năm 2012, và cũng thời gian đó có một người về công tác tại xã có nói quen biết nhiều nên sẽ xin việc cho em tôi vào công chức với số tiền là 95 triệu đồng và hứa 01 tháng sau sẽ xin được và em tôi đã gửi số tiền trên làm 2 lần. Khi nhận xong số tiền trên người đó nói là không lo được công việc và em tôi có hỏi xin lại số tiền trên, nhưng người đó khất lần và cố tình không trả. Nhưng 2 lần gửi chỉ có một lần là có giấy biên nhận và một lần không có giấy biên nhận. Cách đây vài tháng người đó có làm giấy hẹn trả nợ cho em tôi với số tiền là 95 triệu, nhưng đến nay đã quá hạn, không thấy người đó nói gì và có ý định trây ì không chịu trả. Xin hỏi luật sư, em nên làm thế nào? (Thu Trang - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Xét hành vi giao dịch giữa bạn và người thứ hai:

Khi giao dịch tiền với mụcđích nhấtđịnh bạn và ngườiđó không thông quađầyđủ giấy tờ làm căn cứ pháp lý. Do vậy, giao dịch dân sự hợp pháp chỉđược công nhậnở lần trao và nhận tiền có biên bản hợp pháp(cóđủ chữ ký hai bên) hoặc cả lần thứ nhất nếu hai bên nhận hành viđã thực hiện.

Việc ghi giấy hẹn trả nợ là căn cứ pháp lý quan trọng xác minh sự tồn tại của giao dịch nếu giấy hẹn có đủ chữ ký của 2 bên hoặc nếu bên cầm tiền không ký mà có nhận là cầm tiền thì giấy hẹn đó vẫn có giá trị pháp lý.

Việc đòi lại tiền, bạn có thể thực hiện qua thủ tục khởi kiện đượcquyđịnh của bộ luật tố tụng năm 2004 như sau:

"Điều 164.Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện; c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện; d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện; e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

"Điều 165.Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 166.Gửi đơn khởi kiện đến Toà án

1. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Toà án;

b) Gửi đến Toà án qua bưu điện.

2. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi".

Bên cạnh đó, bạn cần nộp kèm giấy hẹn trả nợ để làm căn cứ chứng minh hành vi của bên cầm tiền.

Tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch này cũng có thể thuộc phạm vi điều chỉnh Điều 279 Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự việt nam như sau:

"Điều 279. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Về hành vi đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự như sau:

"Điều 289. Tội đưa hối lộ

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.

6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.Do đó, hành vi giữa bạn và bên thứ hai là tội phạm. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Như vậy, để được hoàn trả tiền và đảm bảo tính pháp lý bạn nên thương lượng với người cầm tiền để hai bên thỏa thuận tự giải quyết. Bạn cần chú ý về quy định đã nêu trong Bộ luật Hình sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.