-->

Tư vấn hình phạt về tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ

Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội tham ô tài sản.

Hỏi: Có một cán bộ địa chính A của xã H nhận 400 triệu đồng của anh B có. Anh B yêu cầu A tìm cho B 3 lô đất của những người được nhà nước xét cấp đất ở nhưng không nhận đất. Lúc này, A biết được có 3 hộ được xét nhận đất nhưng không có nhu cầu nhận đất. Do A nắm được quy định của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là giao đất trên hồ sơ trước sau đó mới giao đất trên thực địa. Nắm được quy định trên, nên A đã giả chữ kỹ những người dân trên và nộp các khoản tiền liên quan đến việc cấp 03 lô đất trên. Sau đó chuyển quyền sử dụng đất thành đất của mình. Vậy A phạm tội gì? (Sâm Tuân - Phú Thọ)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, đối với hành vi A nhận tiền của B:

Như bạn trình bày, được hiểu là vì B biết A là một cán bộ địa chính nên sẽ nắm rõ tình hình cấp đất của nhà nước nên B đã đưa tiền cho A với mục đích để A tìm cho mình ba lô đất của người được cấp nhưng không nhận đất.

Do B tin tưởng A nên đã giao số tiền đó cho A để A tìm cho mình số lô đất đó. Việc A làm hay không làm một việc không là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội nhận hối lộ.Như vậy, mặc dù A đã nhận số tiền 400 triệu nhưng A đã không thực hiện theo đúng thỏa thuận với B. Và A vẫn chiếm đoạt số tiền 400 triệu trên.

Như vậy, hành vi của A có dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội Nhận hối lộ Điều 279 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009. Cụ thể :

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Thứ hai, đối với hành vi A làm giả chữ kí đứng tên những người được cấp lô đất trên, sau đó đã chuyển mảnh đất đó sang tên của mình:

Như vậy, căn cứ Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội tham ô tài sản như sau:

"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Căn cứ Điều 25 Luật đất đai 2013:

1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.”

Như vậy, theo quy định trên do A là công chức xã, là địa chính xã, là người trực tiếp giúp UBND xã quản lí đất đai tại địa phương.

A đã tự mình tiến hành việc chiếm đoạt tài sản là quyền sử dụng đất đối với lô đất trên bằng cách giả chữ kí của những hộ được hưởng đất rồi thực hiện chuyên quyền sử dụng đất đó cho mình. A tự mình tiến hành tất cả các thủ đoạn trên với mục đích chiếm đoạt được ba lô đất đó thuộc về mình. Hành vi của A đã thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội Tham ô tài sản nêu trên.

Dấu hiệu pháp lí đối với tội tham ô tài sản:

+ Về chủ thể: đòi hỏi chủ thể đặc biệt,là người có chức vụ quyền hạn quản lý tài sản. ở đây A là cán bộ địa chính xã là người có chức vụ quyền hạn có trách nhiệm quản lí đất .

+ Về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. mục đích phạm tội là mục đích tư lợi. Trong trường hợp trên A là người có lỗi trực tiếp, A đã trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt nhằm mục đích chiếm đoạt về bản thân mình cả 3 lô đất trên.

+ Về mặt khách quan: người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạt lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Về khách thể: đối với tội này, nằm trong nhóm các tội phạm về tham nhũng, do vậy, khách thể chung là xâm phạm các quan hệ XHCN đảm bảo cho các hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước. ở đây, A đã xâm phạm vào hoạt động cấp đất của nhà nước cho người dân.

Như vậy, qua những phân tích trên, có thể kết luận hành vi của A là cán bộ địa chính xã đối với việc chiếm đoạt ba lô đất do nhà nước cấp cho người dân nhằm mục đích tư lợi có dấu hiệu của tội phạm tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.