-->

Trao đổi đất ruộng bằng hợp đồng miệng.

Luật sư tư vấn về việc đòi lại đất trong thỏa thuận trao đổi đất ruộng bằng miệng.

Hỏi: Cha mẹ tôi mất từ khi tôi còn bú, tôi được ông bà ngoại đem tôi về nuôi cho đến lớn, khi lớn lên tôi được ông ngoại gã lấy chồng, ông ngoại rất thương tôi nên không gã đi mà bắt rễ. đến năm 1989 ông ngoại chia ruộng cho tôi làm với diện tích đất là 4.400m2. Sau đó tôi xin ông ngoại đối đất ruộng để tôi lấy miếng cù ở gần nền nhà tôi sang nhượng cho tiện. Tôi cùng ông ngoại thỏa thuận đổi đất ruộng 500m2 cho ông ngoại tôi lấy miếng cù khoảng 500 m2 từ năm 1994 cho đến nay. Đến năm 2000 thì ông ngoại tôi mất, từ đó đến nay tôi vẫn sử dụng miếng đất đó. Cho đến năm nay Dì của tôi đòi lại miếng đất cù mà trước đây ông ngoại đã đổi cho tôi. Vậy tôi xin hỏi? Thời gian đổi đất đã hơn 20 năm. Vậy Dì của tôi có được đòi lại miếng đất cù đó không? (Nguyễn Bình - Hà Tĩnh).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Theo như nội dung bạn đã trình bày, chúng tôi nhận thấy rằng, việc thỏa thuạn giữa bạn và ông ngoại bạn đổi ruộng đất cho nhau là một thảo thuận trao đổi tài sản. Theo đó, tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng trao đổi tài sản như sau:

“Điều 463.Hợp đồng trao đổi tài sản
1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 428 đến Điều 437 và từ Điều 439 đến Điều 448 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản”.

Như vậy, theo quy định tại điều này thì hợp đồng trao đổi đất ruộng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Do bạn không nói rõ khi trao đổi đất ông bạn và bạn có lập văn bản và công chứng chứng thực nên chúng tôi chia ra hai trường hợp:

Trường hợp hai bên có thỏa thuận bằng văn bản công chứng thì sẽ thực hiện theo hợp đồng. Trường hợp này, dì của bạn không có quyền đòi lại mảnh đất.

Trường hợp hai bên có thỏa thuận nhưng không lập thành văn bản, việc kí kết hợp đồng bị coi là trái với quy định của pháp luật do đó, hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật (vô hiệu). Theo đó, hậu quả của hợp đồng vô hiệu là các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không trả được bằng tiền thì sẽ trả bằng hiện vật (Điều 137 Bọ luật dân sự năm 2005).

Trong trường hợp này, vì ông của bạn đã mất nên những người thừa kế của ông có quyền yêu cầu giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.