Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình mà không có sự phân tán rủi ro cùng những chủ thể khác như những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Trách nhiệm vô hạn không phân tán được rủi ro trong kinh doanh cho cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân. Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình mà không có sự phân tán rủi ro cùng những chủ thể khác như những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân lại tạo sự “an toàn” hơn cho chủ nợ vì chủ nợ cỏ khả năng đòi được nợ không chỉ giới hạn trong số vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân vào doanh nghiệp đó. Có thể từ ý tưởng bảo vệ lợi ích tài sản cho chủ nợ trong mối quan hệ với doanh nghiệp tư nhân mà Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có một số điểm lưu ý sau:
Xác định khối tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân khi bị doanh nghiệp tư nhân bị phá sản.
Ngoài những tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào doanh nghiệp, khối tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản sở hữu chung của chủ doanh nghiệp tư nhân được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Việc kê biên tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự và không kê biên những tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân như: số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chủ doanh nghiệp tư nhân và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập thu hoạch mới; số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của chủ doanh nghiệp tư nhân và gia đình; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng để chăm sóc người ốm... Quy định về một số tài sản không kê biên của chủ doanh nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp tư nhân bị phá sản không mâu thuẫn với trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân bởi quy định của pháp luật cũng phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức, triết lý nhân văn của dân tộc và được quy định thống nhất trong các quy định của pháp luật.
Giải quyết trách nhiệm tài sản khi chủ doanh nghiệp tư nhân đã kết hôn.
Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung được đưa vào kinh doanh thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này cỏ quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đỏ. Thỏa thuận này phải lập thành văn bàn. Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mới chỉ dừng lại ở những quy định khi đưa tài sản chung vào kinh doanh thì cần sự thống nhất bằng văn bản của hai vợ chồng. Tuy nhiên, pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật về doanh nghiệp cần có sự liên kết, hướng dẫn rõ một vài nội dung sau:
- Trường hợp vợ hoặc chồng đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chưa có sự đồng ý của người còn lại thì việc giải quyết trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp đó bị phá sản như thế nào?
- Vợ hoặc chồng của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm tài sán như thế nào khi họ đã thống nhất bằng văn bản cho vợ/chồng của mình dùng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Do chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận nên sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính thì chủ doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng lợi nhuận đó để chi tiêu cho nhu cầu của gia đình họ. Vậy tài sản đó nếu được xác định là tài sản chung của vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân thì chủ nợ có quyền đòi một nửa số tài sản chung hay toàn bộ số tài sản chung của vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân được tạo lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Quy định trên của pháp luật đã hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, ngoài doanh nghiệp tư nhân còn có công ty hợp danh là hai loại hình doanh nghiệp không có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. Điều đó có nghĩa là nếu các doanh nghiệp này muốn đầu tư mới, phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mình thì chỉ giới hạn huy động vốn bàng cách chủ sở hữu doanh nghiệp đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp, vay tài chính hoặc có thể có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản... So với công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu và công ty cổ phần được phát hành chứng khoán để huy động vốn thì rõ ràng, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh khó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán thì Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn xác định rố doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cố phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận