Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì...
Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ theo điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này".
Trong trường hợp của bạn, mảnh đất thuộc sở hữu của chồng (sổ đỏ đứng tên 1 mình chồng) nhưng chưa có thông tin cụ thể là mảnh đất có phải là nơi ở chung duy nhất của vợ chồng bạn hay chỉ là một mảnh đất thuộc tài sản kinh doanh bất động sản của chồng bạn.
- Nếu mảnh đất là nơi ở chung thì theo điều 31 có quy định về các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng như sau:
"Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng".
Như vậy, việc chồng bạn bắt buộc yêu cầu vợ phải ký tên để giao dịch bán đất có hiệu lực là hoàn toàn chính xác. Bạn đã ký vào giấy tờ bán đất thể hiện bạn đã chấp thuận với yêu cầu trên. Hợp đồng đã được xác lập. Việc chồng bạn không giao đất và sổ đỏ theo như hợp đồng có thể gây ra tranh chấp dẫn tới khởi kiện và bạn phải chịu trách nhiệm liên đới về giao dịch chung của vợ chồng đối với tài sản riêng là mảnh đất đó".
- Nếu mảnh đất là tài sản riêng kinh doanh của chồng bạn:
Giao dịch bán đất kể trên không phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình nên việc chồng bạn thực hiện nó là trên bình diện cá nhân, phải chịu nghĩa vụ riêng đối với tài sản đó:
Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
"Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng".
Tuy nhiên do chồng bạn vay tiền và không thể trả nên đã thực hiện một giao dịchdân sự giả nhằm che dấu việc đảm bảovay tiền. Giao dịch này sẽ bị vô hiệu theo Điều 129 Bộ luật dân sự:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
"Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu".
Do đó, bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới khi ký tên vào giao dịch nêu trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận