Công ty Luật TNHH Everest tư vấn nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng sau khi ly hôn.
Hỏi: Năm 2007 vợ chồng anh hai của em cùng ký tên vay nợ ngân hàng để gắn đồng hồ nước sạch cho sinh hoat gia đình (vay 5 năm). Sau đó hai anh chị ly hôn (có quyết định của tòa án) và người anh hai em đi lấy vợ nơi khác sinh sống nhưng vẫn thường xuyên về nhà cũ. Đến thời điểm này người anh của em mới nhận được thông tin từ ngân hàng thông báo nợ đã quá hạn buộc ngân hàng phải dùng đến việc cưỡng chế. Như vậy, em muốn hỏi: Việc trả nợ này chỉ có riêng mình anh của em chịu hay có cả người vợ cũ chịu trách nhiệm (trên giấy vay nợ người vợ cũ ký tên trong phần người thừa kế)? Để yêu cầu người vợ cũ phải thanh toán thì phải áp dụng cách nào để giải quyết? (Thu Hằng - Hà Nam)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
"1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan".
Theo như bạn trình bày thì việc vay nợ ngân hàng để gắn đồng hồ nước sạch cho sinh hoạt gia đình, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp nàylà nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồngphải cùng nhau liên đới thực hiện trả nợ.
Nếu vợ chồng đã ly hôn màkhông thỏa thuận được về việc xác định phần giá trị mà mỗi người phải trả nợ thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận