Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Thứ nhất, cần xác định tỷ lệ gây thương tích cho người bị hại đó là bao nhiêu thì mới có căn cứ để định rõ được hậu quả pháp lý. Trong tình huống nói rằng: “chặn xe người bị hại và gây thương tích” thì rất có thể thuộc điểm b khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự hiện hành về : tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
-Hậu quả pháp lý của khoản 2 Điều 104 BLHS là: “2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Hậu quả pháp lý là phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Ngoài ra, theo như tình huống mà anh đưa ra, vì em của bạn đi cùng những người trong nhóm cướp giật đồ, nếu có dấu hiệu của đồng phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cướp giật tài sản trong trường hợp đồng phạm.
Thứ hai, Cách để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là:
Xét vào tình huống của anh (chị) đưa ra thì có thể thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm b, g, h tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;”
Ngoài ra, căn cứ điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP có quy định về các tình tiết khác được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS.
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước.
- Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
Ngoài ra, khi xét xử tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội thì tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong ản án.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận