Tình trạng không có năng lực hành vi là không có năng lực hành vi người ở trong tình trạng không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình là chủ thể.
Tình trạng không có năng lực hành vị, trong luật thực định Việt Nam, có hai cấp độ:
- Hoàn toàn không có năng lực hành vi. Những người hoàn toàn không có năng lực hành vi bao gồm người chưa đủ sáu tuổi và người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể làm chủ được hành vi của mình và bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi (Ðiều 21 và 22).
- Có năng lực hành vi không đầy đủ. Người có năng lực hành vi không đầy đủ là người từ đủ
sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: người này chỉ có thể xác lập các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Tình trạng có năng lực hành vi không đầy đủ lại được chia thành hai cấp độ: người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ có quyền xác lập các giao dịch gọi nôm na là “lặt vặt”; người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên được phép xác lập các giao dịch quan trọng, nếu có tài sản riêng đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và nếu pháp luật không có quy định khác (Điều 20).
Không có năng lực hành vi và không có năng lực pháp luật. Không có năng lực pháp luật được hiểu là tình trạng không có khả năng hưởng quyền, không có khả năng trở thành chủ thể của quyền (suy lý ngược BLDS Điều 14). Năng lực pháp luật có thể được hình dung theo nghĩa tích cực - khả năng hưởng quyền, hoặc theo nghĩa tiêu cực - khả năng đảm nhận nghĩa vụ. Bởi vậy, tình trạng không có năng lực pháp luật cũng có thể được ghi nhận theo hai khía cạnh đó.
Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi. Vấn đề có hay không có năng lực hành vi chỉ được đặt ra trong trường hợp đương sự có năng lực pháp luật: nếu đương sự không có khả năng hưởng quyền, đảm nhận nghĩa vụ, thì không cần thiết đặt vấn đề thực hiện quyền, nghĩa vụ.
Vả lại, tình trạng mất năng lực hành vi có thể được khắc phục; còn tình trạng mất năng lực pháp luật thì không. Người không có năng lực hành vi vẫn có thể xác lập một số giao dịch thông qua vai trò của người đại diện, trừ những giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải do chính chủ thể xác lập và thực hiện, như sẽ thấy sau đây; trong khi đó, tình trạng mất năng lực pháp luật là không thể cứu chữa: người không có năng lực pháp luật không thể xác lập giao dịch bị cấm, dù dưới hình thức nào và bằng cách nào.
Không có năng lực đặc biệt và không có năng lực tổng quát. Trong học thuyết pháp lý latinh, còn có sự phân biệt giữa không có năng lực trong một số trường hợp (gọi là không có năng lực đặc biệt) và không có năng lực trong mọi trường hợp (gọi là không có năng lực tổng quát).
- Không có năng lực đặc biệt là tình trạng không có năng lực đối với một số giao dịch được
xác định cụ thể.
• Không có năng lực hành vi đặc biệt là tình trạng không được tự mình trực tiếp thực hiện một hoặc nhiều quyền hoặc nghĩa vụ mà mình là chủ thể. Người không có năng lực hành vi đặc biệt vẫn có thể tự mình thực hiện tất cả những quyền và nghĩa vụ không bị cấm thực hiện. Ví dụ, người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có quyền tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch mang tính chất định đoạt đối với các tài sản có giá trị lớn, nhưng vẫn có quyền tự mình quản lý tài sản của mình và thậm chí tự mình định đoạt những tài sản có giá trị không lớn. Người thuộc giới tính nam đã thành niên mà chưa đủ 20 tuổi không thể kết hôn, nhưng có thể giao kết tất cả các loại hợp đồng dân sự, lập di chúc,…
• Không có năng lực pháp luật đặc biệt là tình trạng không có khả năng hưởng một hoặc nhiều quyền cụ thể. Người không có năng lực pháp luật đặc biệt vẫn có khả năng hưởng các quyền không bị cấm hưởng. Ví dụ, người chưa được 18 tuổi không có năng lực pháp luật kết hôn; người chưa đủ 14 tuổi không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn có không đòi hỏi người phụ nữ phải đủ 18 tuổi. Thực ra, câu chữ của điều luật liên quan đến tuổi kết hôn tối thiểu trong Luật hôn nhân và gia đình không phản ánh trung thực ý chí của người làm luật. Trong khung cảnh của chính sách dân số, người làm luật không bao giờ khuyến khích viêc kết hôn của người chưa thành niên. Chẳng qua, khi soạn thảo điều luật về tuổi kết hôn, người làm luật, dường như hơi “mất tập trung”, đã lấy lại câu chữ của các Luật hôn nhân và gia đình trước đây.
- Không có năng lực tổng quát là tình trạng không có năng lực đối với tất cả các loại giao dịch. Tình trạng không có năng lực hành vi có thể mang tính chất tổng quát: có những người (không có năng lực hành vi) không được phép tự mình thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, dù quan trọng hay không quan trọng. Ví dụ điển hình là trường hợp người chưa đủ 6 tuổi.
Trái lại, tình trạng không có năng lực pháp luật chỉ được ghi nhận theo trường hợp. Nói rõ hơn, không thể có tình trạng mất năng lực pháp luật tổng quát, đặc trưng bằng việc một người không có khả năng hưởng bất kỳ một quyền nào và cũng không thể đảm nhận bất ký nghĩa vụ nào. Không có năng lực pháp luật tổng quát, đương sự không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật và đó là điều không thể chấp nhận được trong một xã hội tôn trọng quyền con người.
Trong trường hợp một quyền nào đó tồn tại trong thời gian không xác định, thì tình trạng không có năng lực pháp luật phải được giới hạn trong thời gian, để, đến một lúc nào đó, chủ thể có thể khôi phục năng lực hưởng quyền đó. Chẳng hạn, quyền tự do kinh doanh tồn tại chừng nào chủ thể còn tồn tại; một chủ thể có thể mất năng lực pháp luật kinh doanh.
Tổ Dân sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp
Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn 19006198.
Bình luận