Tình thế cấp thiết và bắt người phạm pháp

Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

1. Tình thế cấp thiết


Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. (Khoản 1, Điều 16 BLHS).
Điều kiện của tình thế cấp thiết

Đối với sự nguy hiểm

Đối với thời điểm của sự nguy hiểm: Xảy ra 2 trường hợp:
  • Sự nguy hiểm phải đang diễn ra chưa kết thúc.
  • Sự nguy hiểm chưa diễn ra nhưng có nguy cơ sẽ xảy ra trong khoảnh khắc.
Về nội dung: Sự nguy hiểm phải gây ra hoặc đe doạ thực tế gây ra một thiệt hại đáng kể.

Về nguồn nguy hiểm: Có thể do con người, do súc vật hoặc do thiên nhiên gây ra. Nếu nguồn nguy hiểm do con người gây ra trong tình thế cấp thiết thường là sự cố trong khi vận hành máy móc.

Đối với hành vi trong tình thế cấp thiết (hay còn gọi là hành vi khắc phục sự nguy hiểm) phải thoả mãn các điều kiện sau:
  • Chỉ được gây thiệt hại khi không còn biện pháp nào khác.
  • Thiệt hại của hành vi trong tình thế cấp thiết có thể gây ra cho người khác không phải là người đã gây ra sự cố nguy hiểm.
  • Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải luôn nhỏ hơn thiệt hại bị đe doạ gây ra. Có thể thấy được sự khác biệt giữa PVCĐ và tình thế cấp thiết như sau:

Phòng v chính đáng

Tình thế cấp thiết

- Nguồn nguy him

- Nội dung.

- Phm vi.

- Trách nhim dân s

- Mục đích.

- Tính chất.

- Của con ngưi.

- Gây thiệt hại cho chính kẻ tấn công.

- Tương xứng.

- Không.

- Ngăn chặn đy lùi sự tấn công.

- Chưa phải biện pháp cuối cùng.

- Con ngưi, súc vật, thiên nhiên.

- Có thể gây thiệt hại cho người khác.

- Thiệt hại trong TTCT nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

- Có thể phải chịu trách nhim dân sự.

- Chuyển từ mt nguy cơ đang thc tế đe doạ sang việc gây ra mt thiệt hi khác cũng được pháp luật bảo vệ.

- Khi không còn biện pháp nào khác.


Vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết

Khoản 2, Điều 16 BLHS quy định: “Vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết tức là thiệt hại của hành vi khắc phục sự nguy hiểm gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS”.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Việc dùng vũ lực đối với người bị bắt mà chưa vượt quá phạm vi những biện pháp cần thiết cho việc bắt, là một tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi nó thoả mãn các điều kiện sau:
  • Đối tượng bị bắt giữ có hành vi chống trả lại người bắt giữ mình.
  • Việc dùng vũ lực của người bắt giữ phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp cũng như tính chất và mức độ của sự chống cự của người bị bắt giữ.
  • Việc dùng vũ lực để bắt giữ phải phù hợp với hoàn cảnh khách quan lúc bắt. (Thực chất bắt người phạm pháp là một dạng cụ thể của phòng vệ chính đáng).

Tổ bộ môn Luật Hình sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình,tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.