Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng quan trọng nhất là chấp hành và áp dụng chúng.
Khái niệm áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước đơn phương ban hành các quyết định hành chính hay thưc hiện các hành vi hành chính để tổ chức việc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. Do đó, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là sự kiện pháp lí trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể.
Những yêu cầu trong việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đáp ứng những yêu cầu pháp lí nhất định để bảo đảm hiệu lực quản lí của nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những yêu cầu đó là:
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đúng với nội dung, mục đích cùa quy phạm pháp luật được áp dung.
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải dược thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền. Tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật, theo yêu cầu của việc phân cấp trong quản lí hành chính nhà nước, mỗi chủ thể quản lí hành chính nhà nước chỉ có thẩm quyền áp dụng một số quy phạm pháp luật hành chính, trong những trường hợp cụ thể và đối với những đối tượng nhất định. Ví dụ: Bộ trưởng Bộ công an có quyền quyết định áp dụng biện pháp xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác không có thẩm quyền này.
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Các công việc cụ thể cần phải áp dụng quy phạm pháp luật hành chính đều phải được thực hiện theo thủ tục hành chính. Tuỳ từng loại việc mà việc áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính sẽ được thực hiện theo những thủ tục hành chính khác nhau như: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục đăng kí kết hôn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo...
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định.
Đối với mỗi loại công việc, pháp luật đều đặt ra những quy định cụ thể về thời hạn, thời hiệu và đòi hỏi những quy định đó phải được tuân thủ nghiêm chỉnh. Ví dụ: Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định hành chính là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đó hay thời hạn ra quvết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính...
+ Kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải trả lời công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản (trừ trường hợp pháp luạt quy định khác).
Kết quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, mà còn có giá trị là căn cứ pháp lí cần thiết cho việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính trong các trường hợp khác. Vì vậy, kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải trả lời công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan.
Trong số các hình thức thể hiện kết quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì văn bản là hình thức thể hiện phổ biến nhất. Vì văn bản là hình thức chứa đựng thông tin một cách chính xác, đầy đủ, dễ lưu trữ và có thể sử dụng lại được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể hình thức văn bản tỏ ra không thích hợp khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
+ Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng và được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà các quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng, chấp hành hay cần được nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví dụ: Nếu cá nhân vi phạm hành chính bị phạt tiền đã tự nguyện nộp phạt theo quy định của pháp luật thì Nhà nước chỉ có trách nhiệm thu và sử đụng khoản tiền phạt đó theo đúng quy định của pháp luật mà không phải tổ chức cưỡng chế nộp phạt.
Việc phân biệt các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính nêu trên chỉ có tính tương đối. Mỗi hình thức có những đặc thù và vai trò nhất định trong quản lí hành chính nhà nước song chúng đều có mối quan hệ qua lại mật thiết. Quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính được thể hiện qua một số khía cạnh chủ yếu sau:
+ Trong nhiều trường hợp việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là tiền đề hoặc là căn cứ cho việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính. Ví dụ: Việc khiếu nại là căn cứ để người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại đó.
+ Trong phần lớn các trường hợp không chấp hành đúng quy phạm pháp luật sẽ đẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
+ Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở cho việc chấp hành các quy phạm pháp luật hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].
Bình luận