-->

Thủ tục xin phép xây dựng nhà ở

Theo Điều 3 Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20-1-2010 của UBND TP Hà Nội, trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình trên địa bàn TP Hà Nội, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng.

Hỏi: Tôi có ngôi nhà 2 tầng, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, tại mặt phố Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Nay tôi muốn sửa lại ngôi nhà này và xây thêm 2 tầng nữa. Xin hỏi, tôi có phải xin cấp giấy phép xây dựng hay không, thủ tục cụ thể như thế nào? (Văn Lâm - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 3 quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20-1-2010 của UBND TP Hà Nội, trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình trên địa bàn TP Hà Nội, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Đối với căn nhà tọa lạc trên mặt phố Liễu Giai (thuộc danh mục các tuyến đường, phố do Sở Xây dựng TP Hà Nội xem xét cấp giấy phép xây dựng), thủ tục cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1, chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu). Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm, trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình, không yêu cầu bồi thường chi phí xây dựng và phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

Giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (là bản sao, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), kèm theo trích lục bản đồ do cơ quan có thẩm quyền cấp (cần xuất trình bản gốc để đối chiếu khi nộp hồ sơ). Đối với nhà, đất đã được thế chấp, phải có hợp đồng thế chấp và văn bản chấp thuận của tổ chức, cá nhân nhận thế chấp nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác.

Hồ sơ thiết kế theo quy định (02 bộ), gồm các bản vẽ: mặt bằng định vị công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/500 - 1/200 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 - 1/200; mặt bằng móng, tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 - 1/200.

Bước 2, chủ đầu tư (hoặc người được ủy quyền) nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng và nhận giấy hẹn.
Việc thẩm tra hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như đã nêu ở trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.