-->

Thủ tục tách thửa đối với đất được hưởng thừa kế ?

Như vậy, để tách thửa diện tích đất đã được hưởng thừa kế, bạn và anh trai bạn nộp Hồ sơ xin tách thửa đất bao gồm các giấy tờ như đã nêu trên tại Văn phòng đăng kí đất đai.

Hỏi: Cho em hỏi là ông bà nội em đã chết năm 2009 để lại mảnh đất 360 m2 không để lại di chúc do bà nội em đứng tên trong giấy quyền sử dụng đất. Ông bà nội em có hai người con là chú và cha em đều đã chết gần 30 năm, chú em chết lúc nhỏ, cha em thì có 5 người con (3 gái 2 trai) đều có gia đình riêng.Hiện nay gia đình em và gia đình anh trai của em đang sống trên mảnh đất đó và đã xây nhà riêng, vì đất là đất nhà thờ nên 3 người chị của em nói là để lại cho 2 người con trai ở, vậy bây giờ em và anh trai của em muốn tách mảnh đất đó thành 2 thửa và đứng tên riêng thì có được không? Và thủ tục như thế nào? (Nếu gia đình em họp lại và có văn bản thỏa thuận là 3 chị gái đồng ý để lại mảnh đất đó cho 2 anh em trai thì có được không? (Thanh Bình - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc có được tách thửa đất hay không?

Như trong thư bạn có trình bày về nguồn gốc diện tíchđất là do ông bà để lại cho bố bạn (bố bạn là hàng thừa kế duy nhất). Bố bạn mất không để lại di chúc nên về nguyên tắc, diện tích đất này sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, tức là 5 anh chị em trong gia đình bạn. Tuy nhiên, các chị gái bạn đã viết văn bản thỏa thuận để lại đất cho bạn và anh trai bận nên có thể coi như 3 chị gái bạn đã từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 642, bộ luật dân sự 2005. Cụ thể:

"1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế".

Như vậy, diện tích đất được xác định là di sản thừa kế để lại cho bạn và anh trai bạn, do vậy, bạn và anh trai bạn hoàn toàn có quyền thực hiện tách thửa và xin Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

Thứ hai, về trình tự thủ tục tách thửa đất

Khoản 4 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định: “2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.”.
Như vậy, bạn lưu ý rằng, việc tách thửa phải tuân theo quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

Về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa được quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã".

Về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa đất được quy định tại Điều 9 Khoản 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT bao gồm:

“a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp”.

Như vậy, để tách thửa diện tích đất đã được hưởng thừa kế, bạn và anh trai bạn nộp Hồ sơ xin tách thửa đất bao gồm các giấy tờ như đã nêu trên tại Văn phòng đăng kí đất đai.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.