Vì hiện tại bà ngoại và cậu của bạn đã mất nên mẹ bạn sẽ là người sở hữu một phần căn nhà, gia đình cậu bạn cũng chỉ được hưởng phần căn nhà là thừa kế di sản từ cậu bạn.
Hỏi: Thứ nhất, bà ngoại em có 02 người con là cậu và mẹ em cùng ở chung trong 01 căn nhà tình nghĩa do Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây tặng. Bà ngoại mất 02 gia đình vẫn ở chung bình thường (cậu có nhà riêng ở cạnh bên). Đến lúc cậu mất mợ và các con của cậu muốn đuổi mẹ em ra khỏi nhà nên nói là ngoài Uỷ ban nhân dân xã nói con gái không được ở trong căn nhà tình nghĩa đó, việc thờ cúng tổ tiên phải do con trai hay cháu nội đảm nhận. Mẹ em vì thương cậu và không muốn sứt mẻ tình cảm nên buộc lòng dọn ra ngoài thuê nhà trọ ở. Luật sư vui lòng giải thích giúp em là căn cứ theo điều luật nào mà chính quyền địa phương dám tuyên bố như vậy? Thứ hai, nay mẹ và tụi em muốn tách Sổ đỏ ra chia thành 02 phần bằng nhau trên miếng đất bà ngoại để lại thì cần những chứng từ gì và trình tự các bước làm như thế nào? Bà ngoại mất không có để lại di chúc. Mẹ em thì lấy chồng chuyển hộ khẩu về thành phố rồi. E hiện có trong tay tờ giấy ưng thuận chia đôi đất có lăn tay của cậu trước khi mất (bản viết tay) và bản vẽ đất. Em có liên hệ nhờ cò đất làm giúp, người ta nói phải có bản photo Sổ đỏ mới được, mà trong nhà cậu làm khó dễ không chịu hợp tác. Giờ em phải làm thế nào? (Hải Hòa - Nam Định)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Thứ nhất, về ngôi nhà tình nghĩa, việc gia đình cậu của bạn đuổi mẹ bạn là không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì bạn không nói rõ là ngôi nhà đó Uỷ ban nhân dânxã tặng riêng cho bà ngoại bạn hay tặng cho cả hộ gia đình nên tôi xin tư vấn lý do như sau:
Trường hợp, nếu ngôi nhà là trước kia Uỷ ban tặng riêng cho bà ngoại bạn thì bà ngoại bạn sẽ là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà, nay bà ngoại bạn mất đi thì đó sẽ là di sản thừa kế. Mẹ bạn và gia đình cậu của bạn hiệnlà những người đang sinh sống và quản lý ngôi nhà đó nên sẽ có quyền hạn như nhau, gia đình cậu của bạn không có quyền đuổi mẹ bạn ra khỏi nhà.
Trường hợp, ngôi nhà đó là tài sản chung vìđược Uỷ ban nhân dânxã tặng cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 108 Bộ luật dân sự 2005:
Theo đó, vìhiện tại bà ngoại và cậu củabạnđã mất nênmẹ bạn sẽ là người sở hữu một phần căn nhà,gia đình cậu bạn cũng chỉ được hưởng phần căn nhà là thừa kế từ cậu bạn. Do đó, gia đình cậu bạn cũng không có căn cứ gì để có thể đuổi mẹ bạn ra khỏi nhà. Bởi vì căn nhà là tài sản chung được uỷ ban nhân dân xã tặng cho cả hộ gia đìnhtừ trước, khi mẹ bạn vẫn còn có tên trong Sổ hộ khẩu nên chủ sở hữu sẽ có quyền sử dụng, định đoạt.
Thứ hai, về việc chia đất. Như bạn đã trình bày thi bà ngoại bạn mất có để lại mảnh đất làdi sản thừa kế. Tuy nhiên, bạn cũng không nói rõ thời điểm bà bạn mất là khi nào. Bởi vì, căn cứ Điểu 645 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
Theo đó, nếu như bà bạn mất cách đây chưa quá 10 năm thì mảnh đất đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Vậy mảnh đất đó sẽ chia đôi, cậuvà mẹ bạn sẽ được nhận mỗi người một nửa. Vì cậu bạn đã mất, nếu không có di chúc thì phần đất đó của cậusẽ do vợ và con của cậu hưởng.
Khi đó, về thủ tục khai nhận di sản.
Bước 1: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:
Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của người để lại di sản và nhận di sản
- Giấy chứng tử của bà ngoại bạn
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng
Bước 2:Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất.
Vì trong thông tin bạn cung cấp không nêu rõ bạn mảnh đất thuộc địa phương nào nên chúng tôi không thể cho bạn câu trả lời chính xác được.
Trường hợp, bà ngoại của bạn mất cách đây hơn 10 năm thì tức là đã hết thời hiệu chia thừa kế, như vậy, căn cứ vàoNghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004, việc chia di sản thừa kế đó sẽđược thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận