-->

Thủ tục mua lại cổ phần của đối tác nước ngoài trong công ty liên doanh?

Luật sư tư vấn thủ tục mua lại cổ phần của đối tác nước ngoài trong công ty liên doanh...

Hỏi: Công ty Việt Nam góp vốn với công ty nước ngoài tạo lập thành công ty liên doanh, giờ công ty nước ngoài bị phá sản nên công ty Việt Nam muốn mua lại cổ phần thì thủ tục như thế nào? (Nguyễn Hương - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Công ty Việt Nam góp vốn với công ty nước ngoài tạo lập thành công ty liên doanh, giờ công ty nước ngoài bị phá sản nên công ty Việt Nam muốn mua lại cổ phần. Theo đó, đây là trường hợp người công ty nước ngoài thành lập công ty liên doanh với công ty Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, việc mua bán cổ phần có thể được thực hiện dựa trên quy định “cổ phần được chuyển nhượng tự do” tại Khoản 1 Điều 79 và Khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra chúng ta cũng phải xem xét đến Luật Phá Sản doanh nghiệp và Luật Đầu Tư. Để thực hiện được việc chuyển nhượng này, bạn và Quý Công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tiến hành ký hợp đồng mua bán cổ phần và thanh toán tiền, theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.

- Tiến hành đăng ký thông tin vào sổ cổ đông và nhận giấy chứng nhận cổ phần: sau khi đã thanh toán toàn bộ số tiền mua cổ phần, công ty sẽ ghi nhận thông tin thay đổi trong sổ đăng ký cổ đông và làm giấy chứng nhận cổ phần.

- Tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan cấp phép: Công ty sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để bổ sung thông tin tỉ lệ cổ phần vào đăng ký kinh doanh của Công ty và/hoặc thay đổi Cổ đông của Công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Tiến hành thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư giữa hai bên nếu dự án đang được thực hiện hoặc tiến hành thủ tụcchấm dứt hoàn toàn dự án.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.