Thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân do sai sót về giới tính trên sổ BHXH

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH.

Hỏi: Em có làm việc tại công ty A và có tham gia bảo hiểm xã hội, nay em đã làm việc ở công ty khác nhưng sổ bảo hiểm của em hiện bị sai giới tính, em đã chuyển lại bên công ty A hỗ trợ sửa thông tin trên sổ, bên công ty A có gửi hồ sơ lên sở bảo hiểm để sửa thông tin nhưng nhiều lần bên sở bảo hiểm trả về vì giấy khai sinh của em chỉ là giấy khai sinh bản sao. bên sở bảo hiểm yêu cầu phải có giấy khai sinh bản gốc, nhưng bản gốc giấy khai sinh của em đã bị thất lạc, các giấy tờ khác của em như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, sơ yếu lý lịch, ... đều có đầy đủ thông tin của em, nhưng bên sở cũng không chấp nhận. có người tư vấn cho em làm lại giấy khai sinh nhưng em đã không còn ở nơi em sinh ra từ rất lâu. và nơi ấy hiện cách em đến 3000km, em không có điều kiện cũng như thời gian để có thể đến địa phương đó mà xin lại giấy khai sinh.Vậy còn cách nào để em sửa lại giới tính trên sổ không ạ? Nếu cứ để sai thông tin giới tính trên sổ thì sau này em có được hưởng chế độ gì của bên bảo hiểm không ạ. (Nguyễn Tâm - Đắc Lắc)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Thứ nhất, về hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội
Điều 2 Công văn số 102/BHXH-THU về việc điều chỉnh thông tin cá nhân, chức danh công việc và quá trình đóng BHXH, BHTN có quy định về điều chỉnh thông tin cá nhân như sau: “Khi phát hiện sai lệch thông tin cá nhân như: thông tin về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính) hoặc thông tin khác (số, ngày và nơi cấp CMND, địa chỉ thường trú) thì lập hồ sơ để điều chỉnh, bổ sung”.
- Thành phần hồ sơ về điều chỉnh nhân thân (họ, tên, ngày tháng năm sinh) cụ thể bao gồm:
1. Công văn đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS) (Lưu ý: nộp tại cơ quan BHXH tham gia cuối cùng).
2. Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia (mẫu D07-TS, 03 bản)
3. Đơn đề nghị của người tham gia (mẫu D01-TS)
4. Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (Bản sao có chứng thực)
5. Sổ bảo hiểm xã hội mẫu cũ hoặc Tờ bìa sổ BHXH mẫu mới
6. Các tờ rời sổ BHXH
7. Bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN (mẫu 07/SBH) - nếu có
8. Thẻ BHYT cũ còn thời hạn sử dụng (nếu có điều chỉnh)
9. Trường hợp cải chính hộ tịch - nếu có: Văn bản đính chính các loại hồ sơ, giấy tờ của đơn vị quản lý và cơ quan có thẩm quyền (Bản sao có chứng thực).
Như vậy, nếu trường hợp bạn điều chỉnh thông tin cá nhân không thuộc trường hợp cải chính thông tin cá nhân mà do sai sót trong quá trình làm sổ bảo hiểm xã hội thì không bắt buộc phải nộp giấy khai sinh bản chính. Đối với những trường hợp sai sót thông tin trên sổ bảo hiểm trong quá trình làm sổ bảo hiểm xã hội mà không thuộc trường hợp cải chính thì hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân có thể cung cấp bản sao chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao có chứng thực giấy khai sinh.
Thứ hai, nếu thông tin trên sổ bảo hiểm sai sót về giới tính thì khi bạn làm hồ sơ xin hưởng các chế độ bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm sẽ không giải quyết và trả lại hồ sơ.
Theo công văn 3835/BHXH-CST về việc sai sót các tiếu thức giữa sổ BHXH và giấy chứng minh thư nhân dân quy định: "…Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN”.
Như vậy, theo công văn chỉ đạo của cơ quan bảo hiểm xã hội những trường hợp không trùng khớp thông tin cá nhân: không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH thì cơ quan BHXH vẫn tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xin hưởng các chế độ bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm và giải quyết. Như vậy, nếu sai thông tin về giới tính trên sổ bảo hiểm thì khi bạn nộp đơn xin hưởng các chế độ bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả lại hồ sơ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.