Người lao động ký hợp đồng lao động giúp việc gia đình được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, nếu không, được nghỉ ít nhất 04 ngày trong 01 tháng. Thời điểm nghỉ do cá bên thỏa thuận.
Hỏi: Mẹ tôi ký hợp đồng giúp việc cho một gia đình trong thành phố. Trước đây, gia đình chủ nhà cho mẹ tôi được nghỉ chủ nhật để được về thăm gia đình. Tuy nhiên, 01 tháng trở lại đây, mẹ tôi không được nghỉ ngày nào, đồng thời cũng phải làm việc liên tục trong cả ngày, có những hôm chỉ được ngủ 4 tiếng. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc đối xử như vậy với người giúp việc có trái quy định của pháp luật không? (Nguyễn Hường, Hà Nội) Luật gia Trần Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình quy định:
“Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục” (khoản 1, Điều 21).
“Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận” (Điều 22).
Như vậy, đối vớitrong trường hợp mẹ chị làm công việc giúp việc gia đình và ở cùng với gia đình chủ nhà, chủ nhà và mẹ anh (chị) có thể thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thời gian tối thiểu mà mẹ anh (chị) được nghỉ là 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ. Bởi vậy, việc mẹ anh (chị) chỉ được nghỉ khoản 4 giờ trong vòng 24 tiếng liên tục là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Về ngày nghỉ hàng tuần, pháp luật quy định mỗi tuần, mẹ anh (chị) được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì chủ nhà phải sắp xếp cho mẹ anh (chị) được nghỉ ít nhất 04 ngày trong 01 tháng. Thời điểm nghỉ do cá bên thỏa thuận. Việc trong vòng 01 tháng, mẹ anh (chị) không được nghỉ ngày nào là trái quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận