Hiện nay nhiều doanh nghiệp có mong muốn lập chi nhánh để mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Việc mở chi nhánh đem sẽ lại lợi ích to lớn như giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, đẩy nhanh sự tiêu thụ sản phẩm
Hỏi:Tôi là chủ sở hữucủa một Công ty TNHH mua bán xe ô tô/ xe máy tại Hà Nội. Nay tôi muốn mở thêm chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Đề nghị luật sư tư vấn thủ tục mở chi nhánh. (Hạnh Phúc - Hà Nội)
Hiện nay nhiều doanh nghiệp có mong muốn lập chi nhánh để mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Việc mở chi nhánh đem sẽ lại lợi ích to lớn như giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, đẩy nhanh sự tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ và đặc biệt là khi quy mô kinh doanh càng rộng thì doanh nghiệp sẽ thu được càng nhiều lợi nhuận về.
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”(khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014).
"2.Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm: a) Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện; b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng”(khoản 2 điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2014).
Quy định chi tiết về hồ sơ thành lập chi nhánh
"1.Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện: Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm: a) Mã số doanh nghiệp; b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập; d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện; đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; e) Thông tin đăng ký thuế; g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện; h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có – Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; – Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện; – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện”(khoản 1 điều 33 nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp - thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Việc thành lập chi nhánh sẽ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh của doanh nghiệp;
- Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh;
- Chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh;
- Điều lệ công ty;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) - bản sao hợp lệ
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected], i[email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận