Theo Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có quy định nào cấm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần làm Tổng giám đốc/Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hỏi: Tôi có một vài câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của các chuyên viên tư vấn như sau: Câu 1: Khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể kiêm giám đốc công ty TNHH; b. Trong các loại hình doanh nghiệp, quy chế trách nhiệm vô hạn chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp tư nhân.
Câu 2: Công ty hợp danh AB (Giám đốc là A, B là thành viên hợp danh) và công ty TNHH Sao Băng thỏa thuận ký kết với nhau 1 hợp đồng cung ứng dịch vụ trị giá 5 tỷ. Đến thời điểm ký hợp đồng A đi vắng và không có giấy ủy quyền nhưng B vẫn ký hợp đồng với đại diện công ty Sao Băng nói trên nhân danh công ty. Hợp đồng nói trên có vô hiệu vì ký kết không đúng thẩm quyền hay không? Giả sử sau khi ký hợp đồng B chết, hợp đồng có hiệu lực không? (Duy Trung - Thái Nguyên)
Câu 1:
a/Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể kiêm giám đốc công ty TNHH là đúng, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Vì:
Theo Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có quy định nào cấm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần làm Tổng giám đốc/Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể kiêm giám đốc công ty TNHH nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
b/Trong các loại hình doanh nghiệp, qui chế trách nhiệm vô hạn chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp tư nhânlà sai. Vì:
Căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014:
"1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty".
Trong công ty hợp danh thì xuất phát từ loại hình doanh nghiệp này chủ sở hữu chung của công ty nên pháp luật quy định thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tức trách nhiệm tài sản vô hạn được áp dụng đối với cả những thanh viên hợp danh của công ty hợp danh nữa.Như vậy, ngoài chủ doanh nghiệp tư nhân ra thì các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty)đối với phần vốn góp của mình trong công ty
Câu 2:
Hợp đồng trên không vô hiệu,vì căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 176 của Luật doanh nghiệp 2014 thì thành viên của công ty hợp danh có quyền tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng mà thành viên đó cho rằng có lợi nhất cho công ty.
"Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;".
Do B cũng là thành viên hợp danh của công ty hợp danh AB nên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nênB vẫn có quyền nhân danh công ty để ký kết hợp đồng với bên Sao Băng mà không cần có giấy ủy quyền. Do đó hợp đồng giữ B ký với đại diện công ty Sao Băng vẫn đúng thẩm quyền. Trong trường hợp sau khi ký hợp đồng B chết thì hợp đồng vẫn có hiệu lực do về bản chất hợp đồng này là hợp đồng của công ty hợp danh AB, B chỉ là người đại diện hợp pháp tham gia ký kết việc thực hiện hợp đồng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận