Xu hướng chung của các quốc gia trong thế giới hiện đại là xây dựng nhà nước pháp quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyền trở thành một đòi hỏi cấp bách của nhà nước Việt Nam hiện nay trên con đường hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này về mặt học thuật bên cạnh việc cần phải hiểu được khái niệm cũng như nội dung các yếu tố câú thành nhà nước pháp quyền một cách chung, mà còn phải thấu hiểu một cách cụ thể các yếu tố cấu thành của nhà nước pháp quyền. Các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền là rất khác nhau theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng điểm chung nhất được nhiều người thừa nhận trước hết nhà nước đó phải là một nhà nước hợp pháp, sau đấy là nhà nước đó phải có hiến pháp, phải có pháp luật vì con người, việc tổ chức quyền lực nhà nước phải tuân theo nguyên tắc phân quyền ....
Phải nói rằng tất cả các yếu tố nêu trên đều đòi hỏi có một cơ quan lập pháp có những tiêu chí đòi hỏi riêng. Hay nói một cách khác trong một nhà nước pháp quyền không thể không có quốc hội (lập pháp).
Trong nhà nước pháp quyền không thể thiếu vắng vai trò của cơ quan đại diện là Quốc hội. Lý thuyết về cơ quan đại diện và thực tiến thành lập Quốc hội gắn liền với lí thuyết về nhà nước pháp quyền. Những lí thuyết gia về nhà nước cũng chính là những người đề xuất tư tưởng đại diện và cũng chính tư tưởng của họ ảnh hưởng về mặt thực tiễn là việc thành lập Quốc hội trong nhà nước tư sản. Có thể nói rằng tư tưởng về thành lập cơ quan đại diện (Quốc hội) là một nội dung trong lí thuyết về nhà nước pháp quyền. Sở dĩ như vậy là vì Quốc hội là một định chế có vai trò quan trong trong việc thực hiện các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền.
Ngày nay, Quốc hội mặc dù có những tên gọi rất khác nhau như Nghị viện, Xô viết tối cao, Hội đồng các dân tộc…, nhưng đều là một định chế không thể thiếu trong bất cứ quốc gia dân chủ nào. Quốc hội chính thức ra đời từ sau cách mạng tư sản. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã đạt được sự hạn chế quyền lực của vương triều phong kiến bằng cách thành lập bên cạnh nhà Vua một cơ quan gọi là Nghị viện hoặc thiết lập chế độ công hoà dân chủ thừa nhận quyền của những người có của. Những cách thức này đã được xác lập và mặt hình thức bởi Hiến pháp. Nghị viện sinh ra cùng với sự xuất hiện của Hiến pháp và tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân.
hợp pháp của chính quyền.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền là chủ quyền nhân dân. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước nhận quyền lực từ nhân dân. Việc nhận quyền lực từ nhân dân khẳng định tính hợp pháp của chính quyền. J.Locke cho rằng: chính quyền được tạo dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng và hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được uỷ quyền. Không cơ quan nào khác hơn, Quốc hội phúc đáp một cách đầy đủ nhất nhu cầu của nhà nước pháp quyền về sự bằng lòng của dân chúng đối với chính quyền và do đó tạo cơ sở cho tính hợp pháp của chính quyền.
Phương thức để nhân dân uỷ thác quyền lực cho người đại diện chính là việc nhân dân thông qua bầu cử để thành lập ra Quốc hội. Lý thuyết đại diện là cơ sở tưởng cho việc thành lập Quốc hội. Quốc hội là một kênh để nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân. Do đó sự hiện diện của Quốc hội nói lên nguồn gốc quyền lực nhà nước từ từ nhân dân. Sự tồn tại Quốc hội phủ nhận quan điểm thần quyền giả thích quyền lực nhà nước từ những lực lượng siêu nhiên như Chúa Trời, Thượng Đế hay từ một ý niệm tuyệt đối theo chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Nhân dân thành lập ra Quốc hội và đến lượt mình Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc thành lập ra các cơ quan nhà nước khác. Điều này tuỳ thuộc vào các loại hình chính thể.
Quốc hội của những nhà nước có hình thức chính thể cộng hoà đại nghị tham gia vào việc thành lập người đứng đầu nhà nước, chính phủ, cơ quan tư pháp. Thí dụ, theo quy định của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức 1949, Tổng thống liên bang do hai viện của Quốc hội cùng đại diện cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang bầu ra, Thủ tướng liên bang do Bundextas (Hạ viện) bầu theo đề nghị của Tổng thống liên bang, thẩm phán của Toà án Hiến pháp liên bang do hai viện của Quốc hội bầu ra.
Quốc hội của các nước quân chủ đại nghị chỉ tham gia vào việc thành lập chính phủ. Ở những nước này, Chính phủ do người đứng đầu nhà nước thành lập nhưng cần phải nhận được sự tín nhiệm của Quốc hội. Thí dụ, Theo Hiến pháp Tây Ban Nha 1978, Thủ tướng Chính phủ do Nhà Vua bổ nhiệm trên cơ sở sự tín nhiệm của viện Đại biểu (hai viện).
Quốc hội của các nước cộng hoà lưỡng tính không những tham gia thành lập Chính phủ mà còn thành lập cơ quan tư pháp. Thí dụ, theo Hiến pháp Cộng hoà Ba Lan 1997 Thủ tướng và các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, Thủ tướng phải đệ trình trước Xâyim (Hạ viện) chương trình hành động của Chính phủ.
Trong chính thể cộng hoà Tổng thống, Quốc hội cũng có vai trò quan trọng trong việc thành lập nên các cơ quan nhà nước. Thí dụ, ở Mĩ, mặc dù ba ngành quyền lực ngang hàng song ngành lập pháp thường đi đầu trong việc hình thành cơ cấu và trách nhiệm của hai ngành kia. Hiến pháp có đề cập các ban, bộ và quan chức hành pháp, song lại không nêu cụ thể cơ cấu và trách nhiệm của họ, ngoài các trách nhiệm của tổng thống.(1)Như vậy, cơ cấu tổ chức của ngành hành pháp được giải thích rõ ràng trong các đạo luật do Quốc hội phê chuẩn và Tổng thống ký. Trừ Toà án tối cao liên bang do Hiến pháp trực tiếp thành lập, các toà án khác đều được thành lập theo một đạo luật do Quốc
hội ban hành.
Trong chính thể của các nhà nước xã hội chủ nghĩa, do việc thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước, Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, tham gia một cách tích cực vào việc thành lập các cơ quan nhà nước khác. Quốc hội trong chính thể nhà nước Việt Nam là cơ sở của hệ thống các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở Quốc hội , các định chế Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát, các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương được thành lập.
Việc Quốc hội thành lập nên các cơ quan nhà nước khác giải thích rằng quyền lực của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập xuất phát từ nhân dân. Và do đó quyền lực của cả hệ thống nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Chính điều đó đảm bảo yêu cầu của nhà nước pháp quyền về sự đồng lòng của nhân dân với chính quyền trong nhà nước pháp quyền.
Đối với nhà nước pháp quyền, chính quyền phải được hình thành bằng con đường hợp pháp. Con đường hợp pháp đó chính là việc nhân dân thành lập ra nhà nước. Phương thức để nhân dân thành lập ra nhà nước là nhân dân trực tiếp bầu ra Quốc hội, và trên cơ sở Quốc hội nhân dân gián tiếp thành lập ra các cơ quan nhà nước khác. Như vậy, sự tồn tại của Quốc hội khẳng đinh tính hợp pháp của chính quyền trong nhà nước pháp quyền.
Nhà nước cánh mạng đầu tiên ở Việt Nam chứa đựng những yếu tố của nhà nước pháp quyền. Điều này trước hết biểu hiện ở việc thành lập Quốc hội. Nhận thấy thời cơ của cách mạng sắp đến, tháng 10.1944, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho quốc dân đồng bào, thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta để tạo sức mạnh dân tộc bên trong và tranh thủ ngoại viện của quốc tế nhằm chớp thời có thuận lợi thực hiện cho được mục tiêu độc lập, tự do(1). Tháng 5.1945, trước tình hình cao trào kháng Nhật cứu nước đang dâng lên trong cả nước, toàn dân đang mong đợi một Chính phủ cách mạng lâm thời của nươc Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị gấp rút họp Đại hội đại biểu quốc dân. Tại Tân Trào, Quốc dân đại hội, khai mạc chiều ngày 16.8.1945, đã thành lập ra Uỷ ban giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đề nghị cải tổ Uỷ ban dân tộc giải phóng thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 27-2945, Chính phủ lâm thời ra lời Tuyên cáo, trong đó có nói : “Chính phủ lâm thời ... thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hoà chính thức (1). Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Tôi đề nghị tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông điều phiếu”(2) . Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14.SL về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Sắc lệnh ghi rõ : “Xét thấy rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập Quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống nạn ngoại xâm...”.
Quốc hội đầu tiên của Việt Nam ra đời khẳng định quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tổng tuyển cử... tức là dân chủ". Có nghĩa bầu cử là cách thức nhân dân thự hiện quyền lực của mình, thông qua bầu cử nhân dân uỷ quyền cho nhà nước, để nhà nước đại diện nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân. Chúng ta gọi chế độ dân chủ đại diện như vậy là chế độ "dân uỷ". Phương thức dân uỷ là "Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. chính phủ đó thực là Chính phủ toàn dân. Như vậy, Quốc hội khẳng định nguyên tắc chủ quyền nhân dân trong nhà nước pháp quyền.
Chính việc sự hiện diện của Quốc hội khẳng định nhân dân thành lập ra nhà nước cũng khẳng định tính hợp pháp của chính quyền. Sau Tuyên ngôn độc lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là một Nhà nước độc lập, tự do, nhưng chưa một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, các thế lực đế quốc và tay sai đang ráo riết chống lại Đảng Cộng Sản và Việt minh, hòng lật đổ chính quyền cách mạng và thành lập một chính quyền tay sai cho đế quốc. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã gấp rút xúc tiến việc bầu cử Quốc hội khẳng định cơ sở hợp pháp của Nhà nước cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, chủ trương bầu cử Quốc hội của Hồ Chí Minh còn nhằm mục đích phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập vừa dành được trước thế “ngàn cân treo sợi tóc” của chính quyền cách mạng mới ra đời.
Tóm lại, sự hiện diện của Quốc hội là một bảo đảm quan trọng cho các yêu cầu của nhà nước pháp quyền về chủ quyền nhân dân và tính hợp pháp của chính quyền.
Quốc hội bảm đảm cho chính quyền được điều chỉnh bởi pháp luật.
Nhà nước pháp quyền đỏi hỏi việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải dựa trên một nền tảng pháp lí. Pháp luật là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có cả những cơ quan nhà nước bất kể ở cương vị nào đều phải tuôn theo pháp luật. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của nhà nước đều phải dựa vào luật, phục tùng luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật.
Quốc hội có vai trò quan trong trong việc thực hiện nhu cầu của nhà nước pháp quyền về chính quyền chịu sự kiểm soát bởi pháp luật. Hiến pháp là bản văn có hiệu lực pháp lý
tối cao có tác dụng hạn chế quyền lực của các cơ quan tối cao của nhà nước, bảo đảm cho mọi cơ quan nhà nước tôn trọng pháp luật. Mọi cơ quan nhà nước phải đặt trong vòng kìm chế của pháp luật, với mục đích bảo vệ quyền con người trong một xã hội văn minh.(2) Thiết lập nên Hiến pháp để giới hạn hành vi của chính quyền trước hết phải kể đến vai trò của Quốc hội.
Trong các nền dân chủ hiện đại, Quốc hội của nhiều nước chính là cơ quan thông qua
Hiến pháp để làm khuôn mẫu cho việc tổ chức và hoạt động của chính quyền. Nhân dân bầu ra Quốc hội để Quốc hội đại diện cho ý chí của nhân dân đặt ra Hiến pháp. Quốc hội được thành lập với mục đích như vậy gọi là Quốc hội lập hiến. Ngoài Hiến pháp Quốc hội còn ban hành các văn bản pháp liên quan đến lĩnh vực tổ chức nhà nước để điều chỉnh hành vi của chính quyền.
Nhà nước pháp quyền phải tồn tại trong môi trường của xã hội công dân. Đó là một xã hội mà pháp luật là thước đo của tự do, làm chuẩn mực cho các hành vi của công dân. Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp, có vai trò quan trong trong viêc tạo dựng một môi trường xã hội công dân, đảm bảo thực hiện nguyên tắc về tính tối cac của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của công dân trong nhà nước pháp quyền.
Vai trò của Quốc hội thể hiện ở chỗ Quốc hội ban hành ra các đạo luật, tạo một khuôn mẫu pháp lí cho hoạt động của công dân, và thực hiện giám sát đối với hoạt động của công dân để đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng.
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền làm khuôn mẫu cho hành vi của công dân là là pháp luật phụ vụ nhân dân, pháp luật bảo về các quyền con người. Bảo vệ quyền con người được coi là một nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền. Thông qua chức năng lập pháp, Quốc hội có vai trò to lớn đối với việc bảo về nhân quyền. Quốc hội bảo về quyền con người bằng cách đặt ra các quy định pháp luật ràng buộc, không được vi phạm quyền con người, nhất là các quy định cho phép các công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội có thể tự kiểm soát và bảo về được mình để ngăn chặn những nguy cơ xâm phạm tử phía các chủ thể khác.
Thông qua hoạt động lập pháp, Quốc hội tạo ra một giới han pháp lí ngăn cấm sự vi phạm quyền con người từ phía chính quyền. Pháp luật quy định nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận và bảo về quyên con người, nhà nước không được xâm phạm đến các quyền tự do của công dân.
Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại
học Hòa Bình, tổng hợp
Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường
Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải
quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà
trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường,
Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH
Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh
viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng
đài tư vấn 19006198.
Bình luận