Vai trò của Chính phủ trong nhà nước pháp quyền

Chính phủ có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu họat động của nhà nước, như là hạt nhân và như là trung tâm của bộ máy nhà nước.

Việc tổ chức và họat động của Chính phủ hầu như ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy việc xây dựng nhà nước pháp quyền rất ảnh hưởng đến cơ cấu, hoạt động của Chính phủ. Cũng như Quốc hội, Chính phủ là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức nhà nước, trong một nhà nước pháp quyền Chính phủ phải có những đòi hỏi khác với Chính phủ trong một nhà nước không có mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Trước hết trong nhà nước pháp quyền, chúng ta phải được nhận thức rõ tầm quan trọng của Chính phủ là trung tâm của bộ máy nhà nước, hoạt động của chính phủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, nên Chính phủ phải được cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của mình. Chính phủ phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc phải phân tích chính sách và đề ra các chủ trương thông qua các hoạt động trình dự án luật và lập quy của mình.

Thứ hai, cũng giống như mọi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Chính phủ phải tuân thủ Hiến pháp, luật, và các quyết định khác của cơ quan lập pháp. Sự tuân thủ này của các cơ quan hành pháp còn đòi hỏi một cách thường xuyên hơn các cơ quan nhà nước khác, vì hoạt động của bộ máy hành pháp đòi hỏi phải thường xuyên và liên tục hơn. (xem thêm tại:Luật hành chính hiện hành)

Thứ ba, trong một nhà nước pháp quyền chính phủ không những chỉ thụ động trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, mà còn chủ động trong việc đề ra các chủ trương, chính sách làm nền tảng động cơ cho sự hoàn thiện của pháp luật và thực hiện pháp luật.

Thứ tư, Chính phủ phải trách nhiệm chính trị về tình trạng của đất nước, phải biết từ chức khi để tình trạng của đất nước không được cải thiện. Chính phủ phải chịu trách nhiệm chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Phải phân biệt sự quản lý nhà nước do chính phủ đảm nhiệm với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ công. Chính phủ cầm lái mà không phải chèo thuyền.

Như vậy, Chính phủ là một trong những chế định quan trọng của Hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam quy định rõ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ do Quốc hội thành lập nên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, và có thể bị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm từng thành viên của Chính phủ. (tìm hiểu thêm:Địa vị pháp lý của chính phủ)

Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp


Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn 19006198.