-->

Sổ đỏ có thể là tài sản cầm cố không?

Sổ đỏ không phải là tài sản mà là giấy chứng nhận của tài sản. Bởi vậy, nếu người cho vay giữ sổ đỏ thì đây được coi là thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo khoản vay.

Hỏi:Sổ đỏ có thể là tài sản cầm cố không? Thưa luật sư, xin luật sư tư vấn nội dung sau: người làm hiệu cầm đồ nếu cho khách hàng vay tiền bằng tín chấp có sai luật không? Sổ đỏ có được coi là vật có giá trị để thế chấp vay tiền ở hiệu cầm đồ không? (Đỗ Vũ Hà - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Tín chấp tức là việc một người cho người khác vay tiền nhưng không cần sự bảo đảm thực hiện bằng tài sản mà chỉ cần dựa trên uy tín của người đó hay một người khác. Trong quan hệ cầm cố tài sản (hay còn gọi là cầm đồ), pháp luật dân sự quy định là một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Quan hệ cầm cố tài sản có đặc trưng là có sự chuyển giao tài sản của bên cầm cố sang cho bên nhận cầm cố, do đó, nếu không có sự chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố sẽ không làm phát sinh quan hệ cầm cố tài sản, mà là một quan hệ pháp luật khác. Trong trường hợp người làm hiệu cầm đồ cho khách hàng vay tiền bằng tín chấp không trái pháp luật, nhưng cũng không làm phát sinh quan hệ cầm cố tài sản, bởi trong quan hệ này không có sự chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang cho bên nhận cầm cố. Đây chỉ là một quan hệ pháp luật vay tiền bình thường giữa các chủ thể với nhau mà thôi.

Điều 163 quy định "Tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác", trong đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tức sổ đỏ) là một loại giấy tờ có giá.

Theo Điều 326 Bộ luật dân sự năm 2005 về cầm cố tài sản thì "Cầm cố tài sản là việc một bên (được gọi là bên cầm cố) chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên một bên (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự". Do đó, sổ đỏ hoàn toàn có thể được là tài sản có giá trị để trở thành tài sản cầm cố khi vay tiền. Tuy nhiên để quan hệ cầm cố tài sản được hợp pháp thì người cầm cố phải là người đứng tên trên sổ đỏ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.