Pháp luật sở hữu trí tuệ về xử phạt vi phạm bản quyền trên Internet quy định còn nhiều kẽ hở, quản lý chồng chéo.
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everst - trả lời:
Pháp luật sở hữu trí tuệ về xử phạt vi phạm bản quyền trên Internet quy định còn nhiều kẽ hở, quản lý chồng chéo.
Ngoài việc người bị xâm phạm bản quyền lúng túng trong việc đề nghị cơ quan đúng thẩm quyền giải quyết, thì việc quản lý và thực thi bản quyền tại Việt Nam hiện nay đang xuất hiện sự chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhà quản lý. Đặc biệt, trước tình hình vi phạm bản quyền trên môi trường Internet có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.
Ví dụ như: trong vấn đề dẹp nạn “phim lậu”, dù nhà sản xuất đã rất cố gắng, nhưng các bộ phim “sốt xình xịch” vẫn bị chiếu tràn lan trên mạng gần như đồng thời với thời gian phim ra rạp. Vì việc xử lý những vấn đề trên môi trường Internet thì thuộc thẩm quyền của Thanh tra Bộ Thông tin truyền thông, mà Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (Bộ VHTTDL) mới là cơ quan có khả năng thẩm định những vấn đề liên quan đến phim, nhạc. Dù đã có Thông tư liên tịch số 07/2012 (ngày 19 tháng 06 năm 2012) quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông, nhưng việc thực thi lại chưa đến nơi đến chốn.
Ngoài ra, sự “lệch pha” về quy định thực hiện phí tác quyền âm nhạc trong Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 03 năm 2016 của Bộ VHTTDL đã gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Vì trong khi nghị định quy định chặt chẽ về vấn đề bản quyền, yêu cầu đơn vị sản xuất phải có hợp đồng, văn bản thể hiện sự đồng ý của tác giả tác phẩm, thì thông tư hướng dẫn lại “thả cửa cho việc vi phạm bản quyền”. Trên thực tế, cấp phép biểu diễn và bản quyền tác giả là hai lĩnh vực khác nhau, do hai cơ quan khác nhau quản lý là Cục Nghệ thuật biểu diễn và Cục Bản quyền tác giả. Mặt khác, bản quyền là giao dịch dân sự, được quy định bằng Luật Sở hữu trí tuệ nhưng trong luật cấp phép lại không yêu cầu đơn vị tổ chức phải có hóa đơn thanh toán tiền bản quyền trong hồ Hay đơn giản nhất là việc cần sơ xin cấp phép. Đây cũng là “kẽ hở” để lách luật.
Hay đơn giản nhất là việc cần có một quy chuẩn xác định về vi phạm bản quyền, như thế nào là “đạo nhạc”, “đạo thơ”… thì hiện nay vẫn chưa có. Nên mới xảy ra chuyện có ca sĩ liên tục bị tố đạo nhạc, trong khi chẳng thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc xác minh. Khi pháp luật còn nhiều lỗ hổng, việc chống xâm phạm bản quyền phụ thuộc vào sức ép công luận và lòng tự trọng của người nghệ sĩ, thì tình trạng vi phạm tràn lan sẽ khó chấm dứt.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận