Quyền của người biểu diễn được bảo hộ, nhưng trách nhiệm của người biểu diễn cần phải đề cao, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội.
Tại Việt Nam, do tính chất phức tạp của loại hình quyềncủa người biểu diễn,cũng như do nhận thức của các chủ thể có liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn gặp nhiều khó khăn.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn, các chủ thể liên quan mà trước hết là người biểu diễn cần nắm vững các quy định pháp luật về quyền của người biểu diễn, cũng như lý giải được tại sao pháp luật công nhận quyền của người biểu diễn và điều kiện để buổi biểu diễn được bảo hộ.
Cùng với việc nâng cao quyền của người biểu diễn thì cần đưa ra những quy chế phù hợp với chuẩn mực xã hội. Do đó “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” được ban hành theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT quy định: Với loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc hiện đại cấm hóa trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, trang phục hở hang, lộ liễu.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/1/2009 của Chính phủ thì “biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” là một trong những hoạt động văn hóa.
Tại điểm b khoản 3 của Quy chế này nghiêm cấm các hoạt động văn hóa có nội dung: trái với thuần phong mỹ tục; người tổ chức biểu diễn nghệ thuật không được yêu cầu hoặc cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc và dùng giọng hát thu trong băng, đĩa để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn (điểm a, điểm c khoản 2 Điều 10 của Quy chế).
Quy chế cũng không cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc và dùng giọng hát thu trong băng, đĩa để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn.
Đối với việc biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, hoạt động này cũng được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn. Tại điểm 4.1 khoản 4 Điều 3 của “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” được ban hành theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm thực hiện trong khi biểu diễn: “Đối với loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc hiện đại: hóa trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, sơn, nhuộm tóc lòe loẹt, cạo trọc hoặc để tóc quá dài bù xù; trang phục hở hang, lộ liễu” và “dùng các phương tiện kỹ thuật để thay thế giọng hát thật của mình”.
Như vậy, khi biểu diễn nghệ thuật, nếu “ăn mặc rất hở hang” và “hát nhép” là vi phạm quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật dù là người biểu diễn chuyên hay không chuyên nghiệp.
Trách nhiệm trước hết sẽ thuộc về đơn vị tổ chức biểu diễn. Tuy nhiên, ca sỹ, người biểu diễn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính về những hành vi của mình.
Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thì hành vi “mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam” sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Đối với hành vi “dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện kỹ thuật âm thanh khác đã thu sẵn để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn”, điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định nói trên quy định mức phạt tiền từ “3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng”.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi biểu diễn như trên - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198,tổng hợp
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận