-->

Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

Chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu BĐS liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó.

Hỏi: Khi mua một mảnh đất ở của ông B, chúng tôi có thoả thuận miệng việc ông B cho tôi sử dụng lối đi chung qua nhà ông B để đi ra đường, mà không phải trả thêm tiền. Nhưng gần đây, ông B đổi ý định, không cho tôi tiếp tục sử dụng lối đi, xây tường rào để ép tôi phải mua lại lối đi này (các nhà xung quanh đã xây dựng kín, tôi không còn lối đi nào khác).Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật có quy định nào để bảo vệ quyền lợi của tôi trong trường hợp này. (Trần Hoàng Anh, Long Biên, Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư Nguyễn Văn Sinh -Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội- trả lời:

Thứ nhất, như nội dung thư, đất của anh (chị) bị vây bọc bởi các BĐS của người khác. Theo quy định của tại Điều 275 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quyền về lối đi qua bất động sản (BĐS) liền kề, thì:

Chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu BĐS liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu BĐS liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên BĐS liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của BĐS bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho BĐS có mở lối đi.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Trong trường hợp BĐS được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, việc yêu cầu một trong những chủ sở hữu BĐS liền kề (ông B) dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng là quyền hợp pháp của anh (chị) (theo khoản 1 khoản 2 Điều 275 BLDS). Đồng thời, khi ông B chia mảnh đất chia thành hai (hoặc nhiều) mảnh nhỏ để bán, thì ông B phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù (theo khoản 3 Điều 275 BLDS).
Tuy nhiên, pháp luật dân sự có quy định về quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, theo đó pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội (Điều 4 BLDS). Vì vậy, để hài hoà lợi ích giữa các bên và giữ gìn tình đoàn kết, tương thân, tương ái, hai bên có thể thoả thuận lại việc trả cho nhau một khoản tiền, hoặc lợi ích (lưu ý, đây không phải nghĩa vụ bắt buộc).
Thứ hai, trường hợp đã thương lượng về lối đi, mà một bên (ông B) vẫn không đồng ý, bên kia có thể giải quyết tranh chấp về lối đi theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật đất đai, như sau:
Gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai (khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai).
Nếu tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên không nhất trí (giả thiết đất có Giấy CNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ về đất) thì do Toà án nhân dân giải quyết (khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sảnmà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.