Tổ chức xã hội không phải là thiết chế nằm trong bộ máy nhà nước nhưng tổ chức xã hội cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định trong quá trình soạn thảo, ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật của nhà nước.
Khoản 7 Điều 22 Nghị định số 88/2003/NĐ-CP đã xác định hội có quyền "tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt dộng của hội theo quy định của pháp luật". Các tổ chức xã hội có quyền đóng góp ý kiến cho các dự án pháp luật của Nhà nước, thông qua hoạt động này các tổ chức xã hội chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án pháp luật đó và thay mặt những thành viên của tổ chức phản ánh những nguyện vọng, mong muốn chính đáng để Nhà nước xem xét khi đặt ra các quy phạm pháp luật. Tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật góp phần đảm bảo mở rộng dân chủ đổng thời có thể giảm bớt những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động ban hành pháp luật nhằm tăng cường tính khả thi cho pháp luật để pháp luật được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn trong thực tế.
Cụ thể hoá quyền tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội, rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã quy định chi tiết tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội thực hiện quyền của mình.
Điều 87 Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: "Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viền của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội".
Trong thực tế quản lí, các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc đã phối hợp với cơ quan nhà nước ban hành những văn bản pháp luật liên tịch để điều chỉnh những vấn đề có licn quan tới quyền và nghĩa vụ của thành viên trong các tổ chức xã hội đó. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để tổ chức xã hội thực hiện được quyền của mình trong lĩnh vực xây dựng pháp luật “khi xây dựng dự án luật, pháp lệnh có licn quan đến quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến chức năng, quyền hạn của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án để Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có ý kiến”.
Khoản 2 Điều 5 Luật công đoàn quy định: "Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động vù các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyển, nghĩa vụ vù lợi ích của người lao động".
Quyền và nghĩa vụ của tổ chớc xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch; có quyển thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm pháp của họ và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có thể đưa ra những ý kiến đóng góp khắc phục những yếu kém của bộ máy nhà nước nhằm xây dựng và củng cố chính quyền ngày càng vững mạnh, loại trừ tận gốc những nguyên nhân vi phạm pháp luật; tích cực ngãn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức nhà nước; phòng chống tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan nhà nước.
Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua việc phát động các phong trào quần chúng, những buổi sinh hoạt tập thể, trao đổi về khoa học kĩ thuật, đường lối chính sách của Đảng.
Tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Với đại diện là công đoàn, trọng tài thương mại, tổ hoà giải... các tranh chấp, màu thuẫn xã hội được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật góp phần ổn định trật tự xã hội.
Một sô tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thực hiện pháp luật đó là công đoàn, đoàn luật sư, thanh tra nhân dân, tổ hoà giải ở cơ sở.
Công đoàn có quyền kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ lao động, trong việc xử lí kỉ luật cán bộ, công chức, trong việc phân phối nhà ở, quỹ phúc lợi; có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước và người có chức vụ tạm ngừng những hoạt động không đảm bảo an toàn lao động, nguy hiểm đến tính mạng người lao động. Việc điều tra các vụ tai nạn lao động phải có đại diện công đoàn tham gia. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tòa án xử lí những người có trách nhiêm theo pháp luật. Công đoàn có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trả lời những vấn để người lao động đặt ra, kiến nghị các biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và xử lí người vi phạm. Trước khi quyết định các vấn đề liên quan đến người lao động (tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, kỉ luật buộc thôi việc) thì giám đốc xí nghiệp quốc doanh, thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp phải thảo luận, nhất trí với ban chấp hành công đoàn.
Tổ hòa giải ở khu phố, thôn xóm, các cụm dân cư do nhân dân cử ra để kịp thời giải quyết các xích mích, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giúp nhàn dân xây dựng nếp sống vãn hóa mới, tuân thủ pháp luật. Các cụm dân cư còn được tổ chức thành thôn, bản, tổ dân phố... Trưởng thôn, trưỏng bản, tổ trường dân phô... có nhiệm vụ giúp cơ quan nhà nước trong việc quản lí hộ tịch, hộ khẩu. Ngoài ra, họ còn có thể tham gia chứng kiến các hoạt động về thi hành án, về thi hành các quyết định cưỡng chế hành chính, tuyên truyền phổ biến về chế độ chính sách của Nhà nước. Các tổ chức tự quản ở cơ sở có điều kiện gần dân, trực tiếp vói dân, nấm chắc tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương giúp cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện tốt hơn hoạt động quản lí hành chính ở địa phương.
Tổ chức thanh tra nhân dân: Thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, lổ chức thanh tra nhân dán đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phòng, chống vi phạm pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan ở địa phương, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình; có quyồn kiến nghị vói chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan có thẩm quyền và giám sát việc xem xét kiến nghị đó. Nếu kiến nghị khống được xem xét kịp thời, tổ chức thanh tra nhân dân được quyền kiến nghị lên thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị. Tổ chức thanh tra nhân dàn có nghĩa vụ đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, đúng pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ.
Nói chung, hoạt động của các tổ chức xã hội đều có mục đích tuycn truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức.
Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lí hội thì hội có các quyền:
- Tuyên truyền mục đích của hội, đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đôi nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
- Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội.
- Phổ biến kiến thức cho hội vicn, cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn, phản biện các vấn đé thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức cá nhân.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đé có liên quan tới sự phát triển của hội và lĩnh vực hoạt động của hội.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
- Được gây quỹ hội tren cơ sỏ hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật đe tự trang trải vé kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực theo quy định tại Nghị định của Chính phủ sỏ' 20/2002/NĐ-CP về kí kết và thực hiện thỏa thuận quốc lê của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội có các nghĩa vụ sau:
- Hoạt động theo đúng điều lệ đã được phê duyệt.
- Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lí của Nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
- Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kì 30 ngày, ban lãnh đạo hội phải có vãn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thành lập, hoạt động và bộ quản lí ngành, lĩnh vực hội hoạt động.
- Việc thành lập vãn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng vãn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
Danh sách hội viên, chi hội, các đơn vị trực thuộc hội, các chứng từ về tài chính của hội, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội được lập thành hồ sơ và lưu giữ tại trụ sở hội.
Kinh phí thu được theo quy định của pháp luật phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lộ hội, không được chia cho hội viên.
Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành theo quy định của pháp luật. Hàng năm hộí phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của pháp luật và gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận