Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí .
Hỏi: Cho tôi hỏi, Tôi làm việc cho một văn phòng đại diện của một công ty Mỹ mua bán keo dán đế giày. Cty tôi có một sản phẩm đã có bằng sáng chế của Mỹ từ năm 1998, nếu muốn đăng ký bằng sáng chế ở Việt Nam để được pháp luật VN bảo hộ thì có được khôngCó bị mất tính mới không khi đã có bằng sáng chế ở Mỹ rồi? (Như Ý - TPHCM)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, tại khoản 1 Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí ghi nhận:
“1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này”.
Trường hợp công ty bạn muốn đăng ký sản phẩm sáng chế tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định về sang chế được bảo hộ. Theo đó, tại Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ (Luật sở hữu trí tuệ) quy định như sau:
“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”.
Như vậy, để được thực hiện đăng ký bảo hộ sang chế đối với sản phẩm này thì công ty của bạn phải đảm bảo các điều kiện nêu trên của sáng chế, bao gồm việc sáng chế phải có tính mới, có trình độ sang tạo và có khả năng áp dụng công nghệ đối với hình thức bảo hộ cấp Bằng độc quyền sáng chế, trường hợp sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đảm bảo sáng chế có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tính mới của sáng chế, trình độ sang tạo của sáng chế cũng như khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được giải thích rõ tại các quy định: Điều 60; điều 61; điều 62 Luật sở hữu trí tuệ. Bạn có thể tham khảo các quy định này dưới đây:
Điều 60. Tính mới của sáng chế
"1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức".
Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
"Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng".
Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
"Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định".
Xem xét về tính mới của sáng chế : một sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. (khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ). Như vậy có thể xác định, trường hợp sản phẩm của công ty bạn đã đăng ký bảo hộ tại Mỹ từ năm 1998 như vậy sản phẩm sáng chế này đã được bộc lộ công khai tại nước ngoài (cụ thể tại Mỹ). Do vậy công ty của bạn được xác định là không đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành (sáng chế không đáp ứng điều kiện là có tính mới).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hứu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận