-->

Bao bì sản phẩm giống nhau nhưng ở hai lĩnh vực khác nhau có xâm phạm kiểu dáng công nghiệp không?

Việc bao bì sản phẩm giống nhau ở hai lĩnh vực thì không thuộc các trường hợp quy định về hành vi vi phạm quyền sở hữu với kiểu dáng công nghiệp.

Hỏi: Đề nghị Luât sư tư vấn, bao bì sản phẩm trùng hoặc tương tự với bao bì sản phẩm khác đã đăng kí bảo hộ nhưng không cùng một lĩnh vực không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu với kiểu dáng công nghiệp như vậy có đúng không? (Lê Nam - Hưng Yên)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Everest - trả lời:
Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định:
- Về điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ:“Có tính mới;Có tính sáng tạo;Có khả năng áp dụng công nghiệp” (Khoản 1,2,3 Điều 63).
- Về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”.
- Về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: "Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu” (Khoản 1 Điều 126).

Như vậy, vì cơ sở bảo hộ kiểu dáng dựa vào tính sáng tạo của kiểu dáng đó, mà tính sáng tạo được được dựa vào lĩnh vực tương ứng. Do đó việc bao bì sản phẩm giống nhau ở hai lĩnh vực thì không thuộc các trường hợp quy định về hành vi vi phạm quyền sở hữu với kiểu dáng công nghiệp.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.