Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được coi là cơ quan đại diện quyền lực của những người góp vốn. Có thể thấy, ĐHĐCĐ có thẩm quyền đối với hầu hết các quyết định quan trọng của công ty.
Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được coi là cơ quan đại diện quyền lực của những người góp vốn. Có thể thấy, ĐHĐCĐ có thẩm quyền đối với hầu hết các quyết định quan trọng của công ty.
Theo quy định tại Điều 135, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Đại hội đồng cổ đông như sau:
"a) Thông qua định hướng phát triển của công ty; b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty."
Thứ nhất, ĐHĐCĐ thông qua định hướng phát triển của công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định ĐHĐCĐ có quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không có một giới hạn cụ thể nào. Định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, việc ra các quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty cũng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Vì vậy, trong thực tế áp dụng không loại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và Hội đồng quản trị (HĐQT) đối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển.
Thứ hai, ĐHĐCĐ quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
Khi thành lập công ty, loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán này đã được quy định trong điều lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập.
Theo Luật doanh nghiệp 2014, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty. Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông, Với tư cách là cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty, ĐHĐCĐ sẽ ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông.
Thứ tư, ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, kiểm soát viên.
Ngoài việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên của Ban kiểm soát (kiểm soát viên) thì ĐHĐCĐ cũng có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông. Ngược lại, HĐQT và BKS đều không có quyền quản lý đối với ĐHĐCĐ.
Thứ năm, ĐHĐCĐ quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.
ĐHĐCĐ có thể quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Quyết định này có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty, vì thế được giao cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ.
Thứ sáu, ĐHĐCĐ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
Có thể thấy, bản điều lệ là văn bản có giá trị quan trọng nhất trong toàn bộ hồ sơ thành lập của một công ty.Điều lệ công ty có thể xem là một bản hợp đồng được đồng ý bởi các bên trong công ty mang tính chất quy định. Nó được xây dựng dựa trên các khuôn khổ, hành lang pháp lý mà pháp luật đề ra mặt khác lại được tự do chỉnh sửa, miễn là không trái với quy định của pháp luật.Bản điều lệ quyết định toàn bộ quá trình tồn tại và hoạt động của công ty. Khi sửa đổi điều lệ công ty đều phải được ĐHĐCĐ thông qua và quyết định.
Thứ bảy, ĐHĐCĐ có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản ánh đầy đủ tình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty và qua đó trở thành cơ sở cho các quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ sở để tính toán thuế thu nhập của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định, sau đó BKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên ĐHĐCĐ. Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để ĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của HĐQT, GĐ/TGĐ công ty cũng như ra các quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.
Thứ tám, ĐHĐCĐ có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty, do đó phải được chính ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty quyết định việc mua lại.
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận