Người bị coi là phạm tội: bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật, là người có hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục...
Hỏi: Đề nghị luật sư tư vấn, thế nào bị coi là phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật?(Phương Thảo - Nam Định)
Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - Trảlời:
Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS):“Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
Như vậy, người bị coi là phạm tội: bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật, là người có hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục.
Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật bị coi là nguy hiểm, bởi nó xâm phạm tới quan hệ xã hội luật hình sự bảo vệ, đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nói riêng, quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung.
Điều 123 BLHS quy định ba hành vi phạm tội, bao gồm: (i) Bắt người trái pháp luật; (ii) giữ người trái pháp luật; (iii) giam người trái pháp luật.
Để xác định hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật hay không, cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử cần phải đối chiếu với các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (Điều 80,81,82,86,87,88) cũng như Pháp luật xử lý vi phạm hành chính (Điều 44) và các văn bản có liên quan về việc bắt giữ hoặc giam người và tạm giữ hành chính để xác định sai phạm ở khâu nào, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đến đâu mà quyết định xử lý có căn cứ pháp lý, cũng như định tội danh cho chính xác.
Thủ đoạn, cách thức tiến hành bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không ảnh hưởng đến việc định tội danh. Thực tiễn cho thấy, người phạm tội có thể dung sức mạnh về vật chất như đấm, đá, đạp… để nhốt nạn nhân, hoặc dung bạo lực về mặt tinh thần như đe dọa bắn, đánh, phá tài sản… nếu không để cho bắt, giữ hay giam, hoặc giả lệnh của cơ quan nhà nước để mời đến làm việc trụ sở cơ quan Công an rội giữ lại để bắt, giam,…
Tội phạm được thực hiện dười hình thức lỗi cố ý. Mục đích phạm tội rất đa dạng, có thể do tư thù cá nhân, do muốn có thành tích, do xúi giục, do nhận tiền làm thuê… Tuy nhiên, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS do BLHS quy định.
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được xem là tội phạm ít nghiêm trọng, với mức hình phạt (cơ bản) là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Đối với những trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc phạm tội với người thi hành công vụ… thì có mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thôngtintrong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận