Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Hỏi:Vào trưa ngày 12/5/2000, trong lúc cùng ngồi dự tiệc cưới, mọi người trong bàn ghẹo Nguyễn Văn T xấu trai nhưng nhiều vợ, thì Nguyễn Văn B nói vợ T toàn 'làm gái', nên giữa T và B lời qua tiếng lại và định đánh nhau thì được mọi người can ngăn. Khi về đến nhà, do bực tức việc bị anh B xúc phạm, nên T lấy mã tấu và dùng xe mô tô đi đến nhà anh B. Vừa quẹo vào cổng nhà anh B, Th la lớn "thằng B đâu ra đây", thấy T cầm mã tấu nên anh B mở cửa nhà sau bỏ chạy, T không đuổi theo anh B, chỉ đứng chửi và đi đến dùng mã tấu chém hai nhát vào mái nhà anh B rồi đi ra ngồi lên xe định đi về. Liền lúc đó, anh B cùng anh trai là Nguyễn Văn R cả hai cầm cây tầm vong chạy đến đánh T, T lùi lại thì bị anh B đánh trúng vào tay, còn anh R đánh trúng vào vai làm T mất thăng bằng sắp ngã, anh R tiếp tục xông tới thì bị T dùng mã tấu chém trúng vào vai và tay trái, làm anh R bị thương tật với tỉ lệ là gây mất 31%. Thấy vậy, anh B bỏ chạy, T đuổi theo một đoạn rồi lên xe bỏ về nhà.Giả sử: tất cả những người ở trên đều có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và thời hiệu truy cứu TNHS vẫn còn.Vậy, trong trường hợp này, anh T phạm tội theo khoản 1 hay khoản 4 Điều 109 BLHS 1985 ạ?Và, thế nào được coi là "gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác" theo điểm a khoản 2 Điều 109 BLHS 1985? (Thu Trang - Hà Nam)
Tại Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:
1- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
a, gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏa của người khác
b) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Có tính chất côn đồn hoặc tái phạm nguy hiểm;
4-Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2, ở khoản 3 Điều này màdo bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặctrong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Theo như nội dung bạn đã trình bày, việc anh T chém D là do bị D và B cùng lúc xông vào dùng gậy đánh. Và khi T sắp ngã D vẫn còn cố ý xông vào do đó hành vi này của T được coi là do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng do đó sẽ rơi vào khoản 4, Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985.
Về gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác, bạn có thể xem hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận