Người lao động, người tập nghề, người thử việc có thể yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động.
Hỏi: Tôi xin đi làm nhân viên bán hàng của công ty từ tháng 07/2015, đến nay đã được ký hợp đồng lao động được hơn 01 năm. Trong quá trình làm việc công ty có đưa ra những quy định và mức phạt tiền. Trong tháng 10 nhân viên được thông báo mức phạt được nâng lên 02 triệu đồng cho những lần vi phạm như: Nhân viên tự ý rời bỏ cửa hàng phạt 02 triệu đồng/lần vi phạm; Nhân viên không chít vân tay khi ra vào công ty, đi làm muộn thì sẽ tính là nghỉ không lương ngày đó và phạt 02 triệu đồng/lần vi phạm...
Thông báo phạt chỉ được truyền đạt bằng miệng cho nhân viên cuối tháng, chứ không có bất cứ văn bản nào được gửi xuống cửa hàng để nhân viên xem. Vào tháng 12/2016, tôi có vi phạm lỗi và khi ra về không chít vân tay ra. Sau đó, tôi nhận được thông báo từ trưởng phòng: lương tháng đó của tôi là 0 đồng.Khi tôi hỏi phòng nhân sự thì nhận được phản hồi là hỏi quản lý vì đã ghi rõ vi phạm giờ. Trước đó em không hề nhận được mail hay bất cứ thông tin gì về phía phòng nhân sự.
Xin hỏi luật sư, về phía công ty có vi phạm điều khoản nào trong luật lao động không? Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có quyền khiếu nại công ty về mức phạt quá cao so với mức thu nhập không? (Lê Bình - Hà Nội)
Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ):
- "Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động" (Điều 118).
-"1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;b) Trật tự tại nơi làm việc;c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc" (Điều 119).
- Về hình thức xử lý kỷ luật lao động:"1. Khiển trách.2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.3. Sa thải"(Điều 125).
- Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:"1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động" (Điều 128).
Theo như thông tin anh (chị) cung cấp, công ty nơianh (chị) làm việcđã thực hiện phạt tiền nhân viên là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể tại khoản 2 Điều 128 BLLĐ. Mặt khác, nội quy lao động phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và phải được niêm yết tại nơi làm việc. Công ty nơianh (chị) làm việcchỉ thông báo mà không niêm yết, ngoài ra. Như vậy, việc công ty phạt tiền lương là vi phạm quy định của pháp luật lao động.
Vấn đề chị hỏi về việc khiếu nại quyết định của công ty.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP:"1. Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người tập nghề, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình"
Vậy, anh (chị) có quyền khiếu nại về quyết định phạt với công ty hoặcngười có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động. Anh (chị) cũngcó thể phản ánh ý kiến tới công đoàn cơ sở để nhờ hỗ trợ.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận