Nên để việc chuyển nhượng được tiếp tục thì vợ, chồng anh trai bạn cần giải quyết xong đơn khởi kiện trước đó thông qua việc thỏa thuận về trảkhoản nợ, rút đơn kiện.
Hỏi: Cha tôi có 11 người con và mẹ tôi .cha tôi mất có để lại 1 mảnh đất 1.500m và 1 căn nhà mang tên cha tôi tại cẩm mỹ đồng nai. Cha tôi mất thang 7/2009 đến 4/4/2016 mới làm giấy uỷ quyền chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà sang tên cho mẹ tôi Tất cả các con đều đồng ý làm giấy uỷ quyền chuyển nhượng tất cả đất đai và căn nhà sang tên mẹ tôi,đang trong thời gian chờ ra sổ mang tên mẹ tôi, nhưng vợ của anh hai tôi thiếu nợ mà người ta đã làm đơn kiện lên uỷ ban huyện cẩm mỹ đồng nai là chị dâu tôi và anh hai tôi k trả nợ,va bây giờ uỷ ban huyện cẩm mỹ đông nai đã tiếp nhận đơn kiện đó va uỷ ban huyện đã thông báo là ngưng hồ sơ chuyển nhượng sang tên cho mẹ tôi. Uỷ ban huyện thông báo là sẽ làm hồ sơ tiếp tục khi 2 bên đã thoả thuận với nhau ổn thoả. Rất mong được luật sư tư vấn giúp tôi ! (Ngọc Lan - Hà Nam)
Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Điều129.Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
Đồng thời, căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng dân sự:
Điều99.Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.
3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp vợ anh bạn sử dụng khoản nợ vay nhằm mục đích phục vụ cuộc sống trong gia đình(xác định khoản nợ chung của vợ, chồng)mà anh bạn lại thuộc đối tượng được hưởng thừa kế từ người bố đã mất. Nên khi làm giấy ủy quyền chuyển nhượng phần tài sản cho mẹ mà phát sinh đơn khởi kiện, trong đó phần tài sản được xác định có liên quan để thanh toán khoản nợ,
Đồng thời,có căn cứ choviệc chuyển nhượng này để trốn thực hiện nghĩa vụ khác thì có thể yêu cầu dừng, tuyên giao dịch đó vô hiệu.Nên việc Uỷ ban nhân dân huyện nơi bạn đang cư trú ra thông báo ngưng hồ sơ chuyển nhượng là có căn cứ và cơ sở để giải quyết.
Nên để việc chuyển nhượng được tiếp tục thì vợ, chồng anh trai bạn cần giải quyết xong đơn khởi kiện trước đó thông qua việc thỏa thuận về trảkhoản nợ, rút đơn kiện.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận