Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán.
Hỏi: Tôi là nguyên đơn trong một vụ án dân sự. Toà án đã có Quyết đinh công nhận sự thoả thuận của các đương sự, trong đó quy định bị đơn phải trả số nợ trong thời hạn xác định, nếu không trả liên tiếp trong thời hạn 03 tháng thì tất cả số nợ lập tức đến hạn và phải thanh toán 01 lần ngay lập tức.Do phía bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên tôi đã có đơn yêu cầu thi hành án ra Quyết định kê biên tài sản, khi kê biên mới được biết tài sản của bị đơn, là quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất, đã được chuyển nhượng dưới hình thức tặng cho em vợ và người này đã uỷ quyền lại cho bị đơn thế chấp tài sản nêu trên tại ngân hàng. Do Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ ghi số tiền mà bị đơn có nghĩa vụ phải thanh toán, dù cho căn nhà đã chuyển nhượng và thế chấp sau khi có Quyết định có hiệu lực của Toà án. Bên nguyên có thể yêu cầu Toà ra quyết định huỷ các giao dịch tặng cho, thế chấp nêu trên hay không? (Ngọc Hà - Bình Dương)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn về thủ tục thi hành án có quy định như sau:
1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.
Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.
Như vậy, theo quy định trên, tài sản đó vẫn được kê biên để thực hiện nghĩa vụ. Nếu có vướng mắc gì, bạn hoàn toàn có thể làm đơn ra Tòa yêu cầu tuyên bố giao dịch tặng cho và thế chấp là vô hiệu.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận