Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Hỏi: Gia đình tôi được thưa hưởng một mảnh đất thổ cư 92,4m2(sổ đỏ)từ bà nội tôi cho.do cha tôi đứng tên và được UBND huyện cấp năm 2001.va vào khoảng năm 2003 thì cha tôi qua đời sau đó thì mẹ tôi cũng qua đời vào năm 2005. Vì không có di chúc nên 4 chị em tôi làm tờ thỏa Thuận chuyển QSDĐ sang cho tôi đứng tên và được UBND huyện cấp vào năm 2006.Vào tháng 5 năm 2013 thì ông nhà bên cạnh yêu cầu tôi cho ông mượn QSDĐ (sổ đỏ) do tôi đứng tên để tách thửa 43,55m2 sang cho ông, vì ông cho là đã mua của cha tôi.Tôi không đồng ý và tôi đã gửi đơn yêu cầu hòa giải tại UB khu vực.tại đây ông ấy đã đưa ra tờ bán nền nhà được viết bằng tay do bà nội tôi bán và có chữ ký của cha tôi và chú tôi vào năm 1990.Tôi không đồng ý vì trên phần đất mà tôi đang ở được xác định là thiếu đi 36m2. Vậy tôi phải làm sao? (Hải Huân - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP “Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình”: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993, pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức.
Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu.
Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng khi: Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng; hoặc đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó.
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà nội bạn và người hàng xóm được xác lập vào năm 1990, thuộc khoảng thời gian từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 theo như quy định trên. Theo đó, việc người hàng xóm mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn để tách thửa là không phù hợp quy định pháp luật. Vì thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên tôi đưa ra hai giả thiết như sau:
+ Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì hợp đồng bị vô hiệu, nên người hàng xóm của bạn không thể mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn để thực hiện việc tách thửa.
+ Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện: Bạn có trình bày phần đất bạn ở được xác định thiếu 36 m2. Nếu trên phần đất này, người hàng xóm của bạn đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và gia đình bạn cũng không phản đối việc đó, thì hợp đồng chuyển nhượng được này được chấp nhận đối với phần đất này. Còn phần đất bạn đang ở, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn thì thuộc quyền sử dụng của bạn. Người hàng xóm không có quyền mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn để thực hiện việc tách thửa.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận