-->

Phạm tội khi chưa được xóa án tích có bị nâng khung hình phạt không?

Phạm tội khi chưa được xóa án tích thì sẽ bị nâng khung hình phạt và thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

Hỏi: Ngày 22/01/2015 tôi có vi phạm tộịi trộm cắp tài sản̉n của người nước ngoài và bị phạtt 06 tháng tù giam, tôi đã thực hiện án xong (tức ngày 22/07/2015) thì ra tù. Đến ngày mới đây tôi có dính vào vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sảnsản với số tiền 2.800.000 đồng, đã bồi thường lại cho người bị hại và cũng là người nước ngoài. Hiện tại tôi đang tại ngoại để chờ tòa gọi. Như vậy tôi có bị nâng khoản và thường thì mức án là bao lâu ạ? (Thị Linh - Hà Nam)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc xóa án tích: Đối với tội trộm cắp tài sản, bạn bị tuyên phạt 6 tháng tù giam và mới chấp hành xong tháng 7/2015 nên theo Điều 64 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì tính đến thời điểm phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn vẫn chưa được xóa án tích. Do đó, việc bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý được coi là tái phạm theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Thứ hai, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

“Điều 139*. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từhai triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dướihai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:A) Có tổ chức;B) Có tính chất chuyên nghiệp;C) Tái phạm nguy hiểm;D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;G) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo thông tin bạn cung cấp thì với số tiền 2.800.000 đồng, hành vi của bạn đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, bạn có tình tiết tăng nặng là tái phạm và có một tình tiết giảm nhẹ là tự nguyện bồi thường thiệt hại cho người bị hại cho nên nếu bạn không thuộc trường hợp nào quy định tại Khoản 2 Điều này thì hình phạt đối với hành vi của bạn là phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 2 thì khung hình phạt
của bạn sẽ là phạt tù từ 2 đến 7 năm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.