-->

NSDLĐ không trả lại bằng ĐH là vi phạm pháp luật đúng hay sai?

Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực

Hỏi: Cho tôi hỏi trước đây tôi có làm cho một công ty (A) từ đầu năm 2014 sau đó xin nghỉ việc tháng 4/2016 để chuyển sang một công ty khác. Công ty A này giữ bằng gốc của tôi, đóng bảo hiểm chậm 1 năm so với thời gian làm việc thực tế. Khi tôi xin nghỉ ở công ty (A) Giám đốc chuyển cho Phó Giám Đốc giải quyết và thỏa thuận với tôi. Tôi đồng ý và hoàn thành các công việc được yêu cầu trước khi chính thức nghỉ việc tại đây. Có ký biên bản bàn giao công việc. Tôi xin nghỉ từ 1-4-2016 tới cuối tháng 4 bắt đầu nghỉ và ký bàn giao công việc đầu tháng 5/2016. Tuy nhiên công ty vẫn giữ lương tháng 3 và tháng 4 năm 2016 không thanh toán. Các thủ tục về bảo hiểm y tế không giải quyết. Bằng ĐH không trả lại cho tôi. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi nên làm gì để buộc công ty phải thực hiện các trách nhiệm với mình? Công ty đó có phải bồi thường cho tôi không? (Nguyễn Bích - Bình Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

+ Hiện nay, bạnxin nghỉ việc, tháng 4/2016 để chuyển sang một công ty khác, trong thời gian công tác bạn bịđóng bảo hiểm chậm 1 năm so với thời gian làm việc thực tế,căn cứ nghị định 28/2015/NĐ-CPvề hướng dẫn luật vệc làm "2. Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực".

+ Cuối tháng 4 bạnbắt đầu nghỉ và ký bàn giao công việc đầu tháng 5/2016, tuy nhiên công ty vẫn giữ lương tháng 3 và tháng 4 năm 2015 không thanh toán, các thủ tục về bảo hiểm y tế không giải quyết, bằng ĐH không trả lại cho bạn, như vậy công ty vi phạm quy định về luật lao động:

"Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán".

+ Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các điều khoản có liên quan như trả lương, cũng như chi trả và hoàn thành thủ tục xác nhận và chốt sổ bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn 7 ngày có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

+ Như vậy, khi người sử dụng không thực hiện trách nhiệm của mình bạn có thể liên hệ công đoàn cấp trên trực tiếp hoặcliên hệ phòng lao động thương binh xá hội nơi công ty bạn đóng trụ sởđể giải quyết hòagiải.

Căn cứ Nghị định95/2013/NĐ-CPQuy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

"2.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a)Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;b)Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.3.Biện pháp khắc phục hậu quả:a)Buộc trảlại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;b)Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này".

Nếu công ty không trả lại thì bạn có thể khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.