-->

Nhờ người đòi nợ có phạm tội cưỡng đoạt tài sản?

Luật sư tư vấn về việc đòi nợ có phạm tội cưỡng đoạt tài sản...

Hỏi: Em có cho 1 người bạn vay tiên từ tháng 5 năm 2010. Nhưng em với bạn không viết giấy vay tiền mà chỉ bạn bè tin tưởng nhau nên cho nhau vay, nhưng từ 2010 đến 2013 bạn trốn em không gặp được, em với bạn thỏa thuận lãi vay là 3000đ/tr, bạn vẫn ở Hà Nội nhưng nói dối em là đang ở quê, em tìm được thông tin địa chỉ ở trên Hà Nội, em có nhờ mấy người đi đòi hộ và mấy người đó đã tìm được bạn ấy, nhưng lại bắt bạn ấy bán vàng trả tiền bạn ý đồng ý trả nhưng nay bạn ý lại kiện lại em vì tội cưỡng đoạt tài sản, cho em hỏi nếu như vậy em có bị liên quan tới pháp luật không, những người em nhờ đòi tiền hộ em không quen biết chỉ quen qua 1 người bạn, các anh ấy bắt được bạn ấy đòi tiền em cũng có mặt ở đấy, hôm đòi tiền em không nói câu nào chỉ là đi cùng để xác nhận xem đúng người nợ tiền không, còn tất cả mọi chuyện đều do các anh ấy làm. Em xin hỏi em bị liên quan như vậy có bị dính dáng tới pháp luật không? Và em phải làm thế nào để gỡ được? (Trần Kiên - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.bị phạt tù từ một năm đến năm năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm;a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.Đe doạ sẽ dùng vũ lực là việc sử dụng lời nói hoặc hành động làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác…Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe doạ sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này đã uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v...Tuy những người giúp bạn đòi nợ bắt bên vay bán vàng trả tiền nhưng thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không nắm được khi đòi nợ nhưng người đó có lời nói, hành động nào gây áp lực cho bên vay buộc họ trả tiền hay không. Do đó, chúng tôi không thể cho bạn một câu trả lời chính xác về việc bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối về tội Cưỡng đoạt tài sản hay không. Việc xác minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Nếu những người giúp bạn đòi nợ có một trong những hành vi chúng tôi nêu trên đây thì bản thân họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản. Riêng trường hợp của bạn, vì không tham gia vào việc đòi nợ mà chỉ có mặt tại hiện trường để xác nhận xem đó có đúng là người vay nợ không nên nếu có chứng cứ chứng minh rằng có sự thống nhất giữa bạn và thì bạn cũng bị truy tố về tội danh này trong vai trò đồng phạm. Ngược lại, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.