Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
Hỏi: Em trai tôi phạm tội cưỡng đoạt tài sản hiện tại đã bị tạm giam hơn 1 tháng, em tôi dọa sẽ tung hình ảnh mát mẻ của một người bạn để đòi người đó phải gửi tiền cho em tôi (em tôi và người đó ở xa nhau chỉ quen biết qua facebook).Người đó đã gửi cho em tôi nhiều lần, mỗi lần từ 1 đến 2 triệu đến khi tổng số tiền lên đến 130 triệu thì em tôi bị bắt. Lần cuối cùng em tôi nhận của bạn 10 triệu thì gia đình tôi phát hiện và đã đưa em đi đầu thú. Hiện nay gia đình tôi đã khắc phục hậu quả cho bên bị hại là 100 triệu. Tôi muốn hỏi Luật sư trường hợp của em tôi có được hưởng án treo không vì có các tình tiết giảm nhẹ đó là Em tôi mới phạm tội lần đầu, ba tôi là thương binh người có công với cách mạng, mẹ tôi là người đang thờ phụng liệt sỹ. Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này em tôi có bị vướng vào tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần không vì lấy tiền của bạn nhiều lần. (Vũ Bắc - Thanh Hóa)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Tội cưỡng đọat tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng"
Căn cứ vào quy định trên, em bạn có thể phải chịu mức án cao nhất lên đến 10 năm tù giam hoặc thấp nhất là 3 năm tù giam. Vì hành vi phạm tội của em bạn thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trong. Do đó tình tiết phạm tội lần đầu không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này theo quy định của Bộ luật hình sự
Căn cứ Điều 46 – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; k) Phạm tội do lạc hậu; l) Người phạm tội là phụ nữ có thai; m) Người phạm tội là người già; n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; o) Người phạm tội tự thú; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án".
Bạn có thể đối chiếu vào các quy định trên để áp dụng phù hợp cho trường hợp của em mình. Nếu như em bạn được hưởng từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì tòa sẽ xem xét giảm mức hình phạt cho người phạm tội xuống mức thấp nhất của khung hình phạt đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Tức là em bạn sẽ được xem xét để hưởng mức án tại khoản 1 Điều 135 Tội cưỡng đoạt tài sản.
Căn cứ Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ tội nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Về tình tiết tăng nặng, em bạn sẽ bị vướng vào tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần. Bởi lẽ phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, cùng một đối tượng hoặc khác đối tượng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận