-->

Nguyên tắc, trình tự xử lí kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật?

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản...

Hỏi: Tôi đang công tác trong công ty nhà nước, trong tháng 02/2015 tôi vi phạm và bị xử lý hạ chất lượng công tác xuống loại C. Trong tháng 9/2015 khách hàng phản ánh tôi vi phạm, ngày 01/10/2015 công ty mở hội đồng xử lý kỷ luật nhưng không chứng minh được lỗi của người lao động. Hội đồng xử lý kỷ luật của công ty đã quyết định hạ chất lượng của tất cả mọi người trong ca làm việc hôm đó xuống loại B, riêng tôi vì tháng 2/2015 đã vi phạm lần này hạ xuông loại C và chuyển làm việc khác. Bản thân tôi không nhận được quyết định chuyển làm việc khác mà chỉ có thông báo của Công ty giao cho trạm quản lý tôi chuyển làm việc khác. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi, Công ty trên giải quyết như vậy có đúng không? (Phan Hà Trang - Nam Định)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 123 BLLĐ 2012 quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau: “1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. ...”.

Thứ nhất, theo như chị trình bày, doanh nghiệp ra quyết định xử lí kỷ luật đối với chị nhưng không chứng minh được lỗi của người lao động. Việc làm này của doanh nghiệp trái với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 BLLĐ 2012 chúng tôi nêu trên.

Thứ hai, phiên họp xử lí kỷ luật lao động phải có mặt đầy đủ người sử dụng lao động, đại diện phía công đoàn và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động. Và sản phẩm của phiên xét kỷ luật trên phải có biên bản phiên họp xử lý kỷ luật và có xác nhận của các bên liên quan. Biên bản là căn cứ để người sử dụng lao động ra quyết định xử lí kỷ luật đối với người lao động nếu có căn cứ cho rằng người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động, vi phạm pháp luật lao động.

Vậy, như chúng tôi phân tích ở trên, và với nội dung chị gửi tư vấn thì rõ ràng hành vi xử lí kỷ luật của phía doanh nghiệp trái với quy định của pháp luật. Trường hợp này, chị cần gửi đơn khiếu nại trực tiếp tới ban giám đốc yêu cầu giải thích rõ, nếu phía ban giám đốc không trả lời hoặc việc trả lời không đảm bảo quyền của chị thì chị có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể trong trường hợp này, chị sẽ gửi đơn tới Phòng lao động – thương binh và xã hội để được hòa giải hoặc Tòa án nhân dân quận, huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để giải quyết.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.