-->

Nghỉ không lương có được ứng tuyển vào làm việc trong chi nhánh không?

Luật sư tư vấn về việc nghỉ không lương có được ứng tuyển vào làm việc trong chi nhánh...

Hỏi: Hiện nay nhân viên kho quỹ không tuyển nhân sự mới, đang bị dư nhân sự kho quỹ của các phòng giao dịch nên Chi nhánh nào thiếu thì phỏng vấn nhân viên kho quỹ phòng giao dịch.Tôi có bị kỷ luật gì khôngvì tôi ứng tuyển được vào làm việc của chi nhánh, tôi chưa vào làm ngày nào cả?Tôi đã mang thai TTON của bệnh viện Từ Dũ, sức khỏe còn yếu tôi xin nghỉ 1 tháng khônglương Chi nhánh có giải quyết không? Nay tôi bị động thai vàkèm sổ khám thai xin nghỉ tiếp 3 tháng chưa giải quyết cho tôi. (Duyễn Thị - Hà Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định như sau:"Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình".

Trường hợp của chị,căn cứ theo Điểm dKhoản 4 Điều 123 và Khoản 4 Điều 155Bộ luật Lao động năm 2012 do chị đang mang thai và có giấy tờ xác nhận việc này nên sẽ không bị xử lí kỷ luật nếu có hành vi vi phạm, nếu đã hết thời gian để không bị xử lí kỷ luật thì chị có thể sẽ bị kỷ luật nếu chị có hành vi vi phạm kỷ luật, nội quy của nơi chị làm việc.

Trường hợp chị tiếp tục xin nghỉ không lương thêm 1 tháng thì chị phải căn cứ vào điều lệ, nội quy nơi chị đang làm việc để được giải quyết cụ thể.Nếu sức khỏe của chị không đủ để làm việc thì chị có quyềnthực hiện việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2012. Căn cứ vào Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định như sau:"Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ".

Trong trường hợp nơi làm việc của chị không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2012 thì chị có quyền khiếu nại về hành vi này đối với ban giám đốc hoặc cơ quan có quyền khác trong Công ty của chị.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.