-->

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trong quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước sử dụng pháp luật với tính chất là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, phương tiện này chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi nó được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên thực tế. Vì vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa với nội dung là sự tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước.
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Quản lí hành chính nhà nước là công việc phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động khác nhau đó, cụ thế là:

Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật

Ban hành văn bản là hình thức hoạt động cơ bản và chủ yếu của quản lí hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này các vấn đề liên quan đến quản lí hành chính nhà nước được xác định và đó chính là cơ sở pháp lí để các chủ thể thực hiện các công việc của mình trong quản lí hành chính nhà nước. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này đòi hỏi:

- Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Pháp luật quy định cho mỗi chủ thể quản lí hành chính nhà nước có những thẩm quyền nhất định để giải quyết các công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Để cho những văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành đúng thẩm quyền thì yêu cầu nội dung của văn bản đó chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể đã được pháp luật xác định. Yêu cầu này buộc các chủ thể quản lí hành chính khi ban hành các văn bản pháp luật cần phải xem xét và nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành để xem mình có thẩm quyền quyết định công việc đó hay không. Việc cơ quan, địa phương này giải quyết, can thiệp vào công việc của cơ quan, địa phương khác, ngành này giải quyết công việc của ngành khác, địa phương vi phạm thẩm quyền của trung ương và ngược lại, đều là những việc làm vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước. (xem thêm về:Quản lý hành chính nhà nước)

- Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải có nội dung hợp pháp và thống nhất.
Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện việc ban hành các văn bản pháp luật với những nội dung khác nhau. Các văn bản dùng để ban hành các quy định áp dụng trong quản lí hành chính nhà nước phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật của chủ thể quản lí hành chính nhà nước ớ cấp trên và các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành. Các văn bản dùng để giải quyết các công việc cụ thể của quản lí hành chính nhà nước phải có nội dung phù hợp với pháp luật, hình thành trên cơ sở pháp luật và đế thi hành hay chỉ đạo thực hiên pháp luật.

- Các vãn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định. Hiến pháp, các luật về tổ chức nhà nước có những quy định về các loại văn bản pháp luật mà các chủ thể quản lí hành chính được phép ban hành. Đặc biệt Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 đã xác định cụ thể tên gọi và hình thức các loại văn bản quy phạm pháp luật mà các chủ thể có thẩm quyền được phép ban hành trong hoạt động của mình. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính khi thực hiện hoạt động ban hành văn bản đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tên gọi, hình thức văn bản.

- Các văn bản trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại:Pháp luật hành chính

Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật


Tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lí hành chính nhà tước thực chất là hoạt động lổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành cũng như thực hiện các hành vi quản lí hành chính nhà nước khác thông qua những hình thức và phương pháp nhất định. Thồng qua hàng loạt các công việc cụ thể, hoạt động này đảm bảo cho pháp luật trở thành hiện thực trong thực tien quản lí hành chính nhà nước, làm cho quản lí hành chính nhà nước thực sự phát huy được hiệu lực. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi:

- Triệt để tôn trọng các vãn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Cà hai bên chủ thể quản lí hành chính nhà nước và đối tượng bị quản lí khi thực hiện các hoạt động của mình đều phải tuân thủ yêu cầu này. Tinh trạng lạm quvền, không tuân thủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định phải được loại trừ khỏi hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Các quvền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhàn trong quản lí hành chính nhà nước phải được tỏn trọng và đảm bảo thực hiện.

- Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật nhằm ngăn chạn, phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Phải xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm pháp luật như: Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan làm công tác xét xử... cổ trách nhiệm phát hiện, xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước.
Tìm hiểu thêm:Đóng dấu treo

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.