-->

Nguồn của luật hành chính

Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính.

Nguồn của luật hành chính không phải là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật có các quy phạm pháp luật hành chính, tức là những quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định; "Văn bản quy phạm pháp ìuật là văn bản do cơ quan nhà nước han hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, trong đó có các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội".

Chỉ có những văn bản quy phạm pháp luật mới tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa - một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lí hành chính nhà nước. Tính chật chẽ và ổn định tương đối của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có những văn bản quy phạm pháp luật để xác định rõ cơ cấu, thẩm quvền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các cấp, những mối liên hệ công tác chủ yếu giữa chúng nhằm bảo đảm cho hoạt động của cả bộ máy nhà nước được tiến hành đồng bộ, cùng hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy nhà nước nói chung và trước từng cơ quan nhà nước nói riêng.

Nguồn của luật hành chính không phải là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật có các quy phạm pháp luật hành chính, tức là những quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

Phần lớn và là phần quan trọng trong nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước ban hành trong phạm vi thẩm quyền của từng cơ quan.

Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, cũng có những văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội phối hợp ban hành.

Từ những điều dã phân tích ở trên cho thấy luật hành chính có hệ thống nguồn khá phức tạp. Nếu xem xét kĩ hơn thì điều đó có nghĩa là không có cơ quan chuyên ban hành chỉ riêng các văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Chúng được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, ở những cấp khác nhau. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm pháp luật hành chính đểu xuất phát từ một nguồn - đó là luật hiến pháp.

Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của luật hành chính gồm sáu loại:

- Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dán tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.
Tìm hiểu thêm vềPháp luật hành chính

Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước

  • Luật:

Luật là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ vì hiệu lực pháp lí của nó mà còn vì sự ủy quyền pháp lí - luật do chính những đại biểu dân cử làm ra.

Loại văn bản pháp luật này có hai đặc điểm là do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành và có hiệu lực pháp lí cao hơn tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vị trí cao nhất của luật thể hiện ở chỗ Quốc hội mới có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hay bãi bỏ luật. Mặt khác, mọi văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành đều bắt buộc phải có nội dung phù hợp với luật và nhằm thi hành luật.

Căn cứ vào nội dung, tính chất và ý nghĩa của những điều quy định trong luật, có thể phân biệt hiến pháp và luật.

Hiến pháp (gồm hiến pháp và các luật bổ sung hay sửa đổi hiến pháp) là luật cơ bàn của Nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng, địa vị pháp lí của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... Như vậy, hiến pháp quy định những điều cơ bản có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có luật hành chính. Hiến pháp là nguồn quan trọng nhất của luật hành chính.

Các luật quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiến độ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, cồng chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Các luật có nội dung là những quy định cụ thể, chi tiết những vấn đề cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp. Thực tiễn lập pháp cho thấy luật quy định những vấn đề quan trọng trong quản lí nhà nước và xã hội khi những vấn đề đó đã chín muồi và có đủ điều kiện để Quốc hội quy định ổn định trong thời gian dài.

Trong các luật do Quốc hội ban hành, những luật có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn quan trọng của luật hành chính (như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân...).

  • Nghị quyết của Quốc hội:


Nghị quyết của Quốc hội được ban hành được quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc cùa Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quổc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Những nghị quyết hoặc phần cùa nghị quyết có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn của luật hành chính.


  • Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội:

Pháp lệnh do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để quy định về các vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật. Pháp lệnh có hiệu lực pháp lí thấp hơn luật.

Trong thực tiễn ở nước ta. pháp lệnh dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng mà chưa có luật điều chỉnh, nói cách khác, chưa có đủ điều kiện để ban hành luật.

Có nhiều pháp lệnh có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính và được coi là nguồn cùa luật hành chính như Pháp lệnh cán bộ, công chức, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính...

  • Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội:

Nghị quyết của úy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khấn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết hoặc phần của nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn cùa luật hành chính. Ví dụ: Nghị quvết của ủy ban thường vụ Quốc hội số 1053/2006/NQ-UBTVQI11 ngày 10/11/2006 giải thích khoản 6 Điều 19 Luật kiểm toán nhà nước.

  • Nghị quyết của hội đồng nhân dân:

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 thì nghị quyết là hình thức văn bản quy phạm pháp luật duy nhất mà hội đồng nhân dân các cấp ban hành và được ban hành trong các trường hợp sau đây:

- Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Quyết định biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho:

- Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương nhưng không được trái với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho hội đồng nhân dân quy định một vấn đề cụ thể.

- Khi trong nghị quyết có các quy phạm pháp luật hành chính thì nghị quyết (hoặc một phần của nghị quyết) được coi là nguồn của luật hành chính.

Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước


Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh và quyết định để thực hiện những nhiệm vụ của Chủ tịch nước do hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Phần lớn các văn bản do Chủ tịch nước ban hành là văn bản áp dụng pháp luật. Những văn bản (hoặc phần văn bản) có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn của luật hành chính. Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch nước số 207/QĐ/CTN ngày 6/7/1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước

  • Nghị định của Chính phủ:

Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:

- Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

- Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân lộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, điều hành của Chính phủ;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

- Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Như vây, nghị định của Chính phủ có thể chia thành hai loại. Loại thứ nhất là nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quvết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phú. Loại thứ hai là nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Đổi với loại thứ hai thì việc ban hành những nghị định này phải được sự đổng ý của ủy ban thường vụ Quốc hội.

  • Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;


Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:

- Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyên của Thủ tướng Chính phủ;

- Biện pháp chì đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cư quan thuộc Chính phủ, uỳ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

  • Thông tư của Bộ trưởng, thủ trường cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:

-Quy định về quy trình, quy chuẩn kĩ thuật, định mức kinh tế - kĩ thuật cùa ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;

- Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy định biện pháp đổ thực hiện chức năng quán lí ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.

  • Quyết định của ủy ban nhân dân:

Quyết định của ủy ban nhàn dân cấp tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp, chính sách trong các lĩnh vực quán lí nhà nước trên địa bàn tinh; quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực quản lí nhà nưóc trên địa bàn huyện; quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực quản lí nhà nước trên địa bàn xã phù hợp với các quy định của Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.

Những quyết định, trong đó quy định các biện pháp cụ thể bảo đảm việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp; quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các biện pháp về quản lí nhà nước trong phạm vi địa phương được coi là nguồn của luật hành chính.

  • Chỉ thị của ủy ban nhân dân:


Chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện được ban hành để quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình. Chỉ thị của uỷ ban nhân dân cấp xã được ban hành để quy định các biện pháp để chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lí trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của hội đồng nhân dần cùng cấp và quyết định của mình.Nếu trong chỉ thị có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì được coi là nguồn của luật hành chính.

Văn bản quy phạm pháp Luật của Tòa án nhàn dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

  • Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:


Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.Những nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn của luật hành chính.

  • Thông tư cùa Chánh án Toà án nhân dàn tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lí các toà án nhân dân địa phương và toà án quân sự về tổ chức; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyển cúa Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước

Tổng kiểm toán nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức quyết định. Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
Tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan tại Luật hành chính mới nhất

Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch

  • Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ trương, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành dưới hình thức thông tư liên tịch.Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh.

- Văn bản quy pham pháp luật liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Văn bản chung của những cơ quan kể trên được ban hành dưới hình thức thông tư liên tịch. Chúng được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.Phần của thông tư liên tịch có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn cùa luật hành chính.

  • Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội:

Văn bản quy phạm pháp luật giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được han hành dưới hình thức nghị quyết liên tịch.

Nghị quyết liên tịch được han hành để hướng dẫn thi hành những quy định của pháp luật về việc tổ chức chính trị - xã hội để tham gia quản lí nhà nước khi được pháp luật quy định quyền tham gia quản lí nhà nước. Những nghị quyết này là nguồn của luật hành chính.

Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật đã được giới thiệu trên đây còn có một số loại văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực. Đó là: Nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; văn bản liên tịch giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Với cơ quan (trung ương của tổ chức chính trị-xã hội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì những văn bản đó vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

Nhiệm vụ quan trọng đặt ra trước các cơ quan nhà nước là thường xuyên rà soát, định kì hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đính chính việc thi hành.

Riêng đối với luật hành chính thì nhiệm vụ hệ thống hóa là đặc biệt phức tạp vì những lí do sau đây:

- Khối lượng quan hệ xã hội do luật hành chính điều chỉnh rất lớn.

- Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính rất đa dạng.

- Bản thân pháp luật hành chính luôn biến động để đáp ứng kịp với thay đổi của tình hình trong từng ngành, từng lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước.

So với các ngành luật khác, số lượng văn bản quy phạm pháp luật hành chính là nhiều hơn cả. Những quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi rất nhiều cơ quan ở những cấp, những ngành khác nhau nên khả năng ban hành ra những quy định trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Trong tình hình đó, việc nắm vững để thực hiện đúng các quy định pháp luật là nhiệm vụ rất khó khãn. Đồng thời việc kế hoạch hóa công tác xây dựng pháp luật nhằm cải tiến hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng gặp nhiều trở ngại.

Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính là biện pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn kể trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm vững và không ngừng hoàn thiện những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành.

Có thể tiến hành hệ thống hóa nguồn của luật hành chính dưới hai hình thức là tập hợp hóa và pháp điển hóa.

- Tập hợp hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tập hợp những văn bản pháp luật hoặc các phần của văn bản pháp luật hiện hành theo một trật tự nhất định.Kết quả của hoạt động này là tập luật lệ hiện hành ra đời, trong đó các văn bản được in toàn văn hay trích từng phần, được sắp xếp theo một trình tự nhất định như theo thời gian ban hành, theo hiệu lực pháp lí, theo vần chữ cái, theo lĩnh vực chuyên môn...Trong quá trình tập hợp hóa, các quy phạm pháp luật hành chính không bị thay đổi về nội dung.

- Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế cho nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Pháp điển hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ có pháp điển hóa mà ta có thể nắm vững hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành. Bản thân pháp điển hóa là một công trình tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật đồng thời là một bước phát triển mới của pháp luật.

Hình thức pháp điển hóa là bộ luật. Bộ luật là luật, do Quốc hội ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một ngành luật hoặc một lĩnh vực tương đối độc lập của một ngành luật.nĐối với ngành luật hành chính, vì những lí do đã nêu ở trên, vấn đề pháp điển hóa toàn ngành là không thể thực hiện được.

Khi cần thiết, có thể tiến hành pháp điển hóa một số lĩnh vực quan trọng, có tính độc lập tương đối. Những quan hệ xã hội trong lĩnh vực được pháp điển phải có tính chất tương đối ổn định và có ranh giới tương đối rõ ràng ở Việt Nam hiện nay, công tác hệ thống hóa nguồn của luật hành chính chủ yếu được tiến hành dưới dạng tập hợp hóa.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].