Người lao động tự ý giữ lương khi xử lý kỷ luật người lao động, đúng không?

Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động: 1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động. 2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động...

Hỏi: Tôi làm nhân viên kinh doanh và có ký HĐLĐ xác định thời hạn 2 năm với mức lương theo Hợp đồng. Gần đây tôi có viết đơn xin nghỉ việc và thời gian chờ nghỉ việc thực hiện đúng theo quy định và HĐLĐ cũng vừa hết hạn. Tuy nhiên công ty tôi lấy lý do tôi không đạt chỉ tiêu kinh doanh không thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh nên cắt một phần lương của tôi. Theo như HĐLĐ trong mục nghĩa vụ chỉ quy định " thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc" và không thoả thuận gì khác. Cho tôi hỏi công ty tự ý không chuyển lương đúng ngày trong HĐ và trừ một phần lương như thế có đúng quy định không? (Vũ Trung Anh - Hải Dương)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, cần xác định lý do công ty đưa ra có thuộc trường hợp xử lý kỷ luật lao động hay không? Theo đó, người lao động chỉ bị xử lý kỷ luật lao động khi vi phạm nội quy lao động. Bởi vậy, nếu việc anh (chị) không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh là một điều khoản trong nội quy lao động thì anh (chị) có thể bị xử lý kỷ luật.

Song, kể cả trong trường hợp có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động thì theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012 về Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động: “1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động. 2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động”.

Căn cứ theo quy định này, thì việc công ty tự ý cắt lương của anh (chị) là không đúng với quy định của pháp luật.

Trường hợp, điều khoản này không được quy định trong nội quy lao động, tức là không có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động anh (chị). Trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về việc không hoàn thành nghĩa vụ đã thuận trong hợp đồng. Song, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không cụ thể thì căn cứ mà công ty đưa ra là không có cơ sở.

Anh (chị) cần lưu ý, kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 7 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 30 ngày, phía công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan cho anh (chị).

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.