-->

Nghỉ việc không hưởng lương có phải đóng bảo thất nghiệp, bảo hiểm y tế không?

Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận cho người lao động nghỉ không hưởng lương, thời hạn nghỉ thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

Hỏi: Vấn đề mình gặp phải hiện giờ là chế độ bảo hiểm. Mình năm nay 25 tuổi. Là nhân viên công ty cổ phần Dược. Mình đóng bảo hiểm đến nay được hơn 2,5 năm tại công ty. Sau thời gian mình lập gia đình và nghỉ sinh đến nay đã gần 8 tháng. Nay theo quy định mình phải đi làm lại và tham gia đóng bảo hiểm như trước. Ở tháng thứ 7 mình có đóng bảo hiểm cộng với tiền quy định của công ty 1,6 triệu đồng để ở nhà chăm con. Nay tháng thứ 8, mình thấy khả năng không thể tiếp tục đóng như vậy được nữa, lý do là mình chưa thể tiếp tục đi làm lại do hoàn cảnh hiện nay,con cái còn quá nhỏ, vậy, mình không đi làm mà hàng tháng phải bỏ ra 1,6 triệu để đóng,và các dịp lễ tết mình không được hưởng chế độ của 1 người biên chế, không được hưởng lương tháng thứ 13. Nay mình hỏi luật chúng ta là, việc mình muốn nghỉ đóng Bảo Hiểm sẽ tiến hành như thế nào? Phía công ty yêu cầu mình làm đơn xin nghỉ đóng bảo hiểm,nội dung mẫu đơn phải viết như thế nào? Và mình nghỉ đóng Bảo hiểm thì mình sẽ được hưởng những gì và chịu phạt gì không? (Ngô Tùng Lâm - Hà Nam)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Luật việc làm 2013; Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng bảo hiểm theo tỷ lệ quy định tương ứng với mức tiền lương của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm y tế. Điều 38 Quyết định số 959/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: "...1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. 1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.....".
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trách nhiệm đóng bảo hiểm của bạn và công ty được xác định như sau: Trong thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (6 tháng): Thời gian này bạn và công ty chỉ phải đóng bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không phải đóng nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không phải đóng và không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đối với thời gian sau sinh bạn xin nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên: Theo quy định tại điểm 1.7 Điều 38 như trên thì khi bạn và công ty sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội và đương nhiên thời gian này không được tính là thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội. Riêng đối với bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thì hiện nay không có quy định cụ thể là trong thời gian người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì sẽ không đóng 2 loại bảo hiểm này. Do đó, trong trường hợp này bạn và công ty có thể vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Bởi vậy, nếu phía công ty yêu cầu bạn phải tự đóng bảo hiểm y tế trong thời gian bạn hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong thời gian bạn nghỉ việc không hưởng lương, thì hành vi này của công ty là trái pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.