Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
Hỏi: Tôi đang công tác tại trạm y tế phường thuộc trung tâm y tế thị xã. Chỗ làm việc của tôi cách nhà ở 10 km. Luật sư cho tôi hỏi, hiện tại tôi đang mang thai, muốn chuyển công tác về trạm gần nhà, cũng trực thuộc trung tâm y tế đó có được không? Tôi được bổ nhiệm chức vụ trưởng trạm, vậy tôi có quyền được phép từ chối nhận chức vụ trong thời gian mang thai không? (Lý Thị Thành - Nam Định)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 153, Bộ luật lao động 2012 quy định về chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ như sau:
“1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. 2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. 3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. 4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế. 5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ. 6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ”.
Điều 154 Bộ luật lao động cũng quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như sau: “1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. 2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. 3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. 4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật đã viện dẫn trên, Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện cho chị là lao động nữ được làm ở nơi phù hợp nhất, việc mang thai không ảnh hưởng gì đến việc thuyên chuyển công tác củachị. Cũng theo các quy định trên,chịđược bổ nhiệm chức vụ trưởng trạm, nhưng chịđang mang thai, thì người sử dụng lao độngcó nghĩa vụ tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nữ mang thai theo quy định trên. Do đó, nếu chị từ chối nhận chức vụ, thì đề nghị của chị có thể được chấp nhận.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận