-->

Ngân hàng giữ tiền của khách hàng để trả lãi trước cho khoản vay là đúng hay sai?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn việc Ngân hàng giữ tiền của khách hàng để trả lãi trước cho khoản vay là đúng hay sai.

Hỏi: Tôi và bà N có ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng A để vay số tiền là 700.000.000 đồng. Đến năm tháng 10, hợp đồng tín dụng cũ hết hạn, tôi và bà N trả đầy đủ số tiền lãi và gốc cho Ngân hàng và ký lại Hợp đồng tín dụng mới. Trong quá trình thực hiện hợp đồng năm 2011, do lãi suất quá cao nên chúng tôi không có khả năng trả lãi và gốc nên Ngân hàng kiện ra tòa. Bà N nói với tôi, khi giải ngân hợp đồng cũ, thực tế Ngân hàng không giao 700.000.000 đồng bằng tiền mặt, mà chỉ làm thủ tục là có ký nhận, sau đó bà N làm thủ tục ký lệnh chuyển tiền cho Công ty TNHH X số tiền 600.000.000 đồng. Số tiền còn lại, bà không được nhận và Ngân hàng giữ lại thông qua việc mở sổ tiết kiệm để trả trước tiền lãi. Tôi được biết Ngân hàng đã giữ lại số tiền là 60.000.000 đồng thông qua hình thức mở sổ tiết kiệm đứng tên bà N. Bà N cho biết thêm, nếu không ký thủ tục mở sổ tiết kiệm để Ngân hàng giữ lại thu lãi trước (ước tính cho một năm tiền lãi) thì sẽ Hợp đồng tín dụng sẽ không được giải ngân.

Vì vậy, đề nghị Quý cơ quan trả lời cho tôi được rõ: Hành vi giữ tiền vay của khách hàng thông qua hình thức mở sổ tiết kiệm để trả lãi trước cho khoản vay là đúng hay sai? (Bình Tâm - Quảng Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật dân sự - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010 về hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại như sau:

"1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

a) Cho vay;

b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

c) Bảo lãnh ngân hàng;

d) Phát hành thẻ tín dụng;

đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận".

Do đó, ngân hàng có thể thực hiên các hoạt động là nhận tiền gửi và cho vay, tuy nhiên theo các qui định tại điều 122của Bộ luật Dân sự về việc xác lập giao dịch thì giao dịch chỉ có hiệu lực khi:

"a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định".

Vì thế, trong trường hợp bà Nhật không có yêu cầu ngân hàng tiến hành mở sổ tiết kiệm thì ngân hàng không có quyền mở sổ tiết kiệm cho bà. Hoạt động cho vay và nhận tiền gửi của ngân hàng là độc lập với nhau. Do đó, hành vi của ngân hàng như bạn đã trình bày trong thư là không đúng theo qui định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.