Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp khởi kiện người nói sai sự thật thì bằng chứng có cần thiết hay không.
Hỏi: Em có vợ và hai con, thỉnh thoảng em đi làm cứ một đến hai tuần em về nhà một lần. Ở gần nhà em có gia đình ông chú ấy nói vợ em tằng tịu với ông bà ấy nhưng sự thật không có như vậy, bà ấy đi rêu rao khắp nơi là vợ em tằng tịu với chồng bà ấy. Em muốn hỏi Luật sư nếu em đề đơn kiện thì em cần có bằng chứng gì không và cụ thể những bằng chứng như thế nào để đơn hợp lệ? (Ngô Lý Chiến - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì người vợ của ông hàng xóm đó đã có hành động bịa đặt nói xấu vợ bạn, do đó hành vi này phạm tội làm nhục người khác theo điều 121 hoặc tội vu khống theo điều 122 bộ luật hình sự. Theo đó bạn làm đơn gửi đến tòa án để được giải quyết, khi nhận được đơn cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra thu thập chứng cứ. Trong trường hợp giải quyết tại tòa án dân sự thì bạn là người phải cung cấp chứng cứ, bằng cách ghi âm lại những lời rêu rao đó hoặc mời người làm chứng. bên cạnh đó vợ bạn sẽ được bồi thường.
Điều 37.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
"Điều 121. Tội làm nhục người khác:1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:a) Phạm tội nhiều lần;b) Đối với nhiều người;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người thi hành công vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
"Điều 122. Tội vu khống:1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Đối với nhiều người;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;đ) Đối với người thi hành công vụ;e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
"Điều 307.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: 3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận