Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, tiền là tài sản có thể được sử dụng trong nhiều loại bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhất (6 trên tổng số 7 loại giao dịch bảo đảm).
Tiền gồm tiền Việt Nam (nội tệ) và tiền nước ngoài (ngoại tệ). Các đồng tiền ảo như Bitcoine, Onecoine, Octa chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là tiền, thậm chí còn chưa rõ là loại tài sản gì.
Thứ nhất, tiền được sử dụng trong loại đảm bảo nghĩa vụ nào?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, tiền là tài sản có thể được sử dụng trong nhiều loại bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhất (6 trên tổng số 7 loại giao dịch bảo đảm).
Khi có sự tham gia của các tổ chức tín dụng thì đều có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ. Khi thuê động sản thì có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch ký cược. Khi giao kết và thực hiện mọi hợp đồng thì đều có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch đặt cọc hoặc cầm cố. Và trường hợp nào có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch cầm cố, thì cũng có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch thế chấp. Tất nhiên việc thế chấp bằng tài sản là tiền không xuất hiện trên thực tế vì gần như không có ý nghĩa bảo đảm đối với bên nhận thế chấp. Khi giao dịch bảo lãnh bằng đối vật thì có thể sử dụng tiền làm tài sản bảo đảm giao dịch bảo lãnh.
Riêng bảo đảm việc vay vốn bằng tín chấp thì hoàn toàn không sử dụng đến tiền cũng như mọi tài sản khác để thực hiện giao dịch tín chấp. Khi thực hiện biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, thì chỉ xuất hiện tài sản đang được bảo lưu quyền sở hữu, chứ không đặt ra vấn đề sử dụng tiền hay tài sản nào khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trong bảo lưu quyền sở hữu (nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản).
Cuối cùng, khi thực hiện biện pháp cầm giữ tài sản thì cũng tương tự như việc thực hiện biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Tức là cũng chỉ xuất hiện tài sản đang được cầm giữ, chứ không đặt ra vấn đề sử dụng tiền hay tài sản nào khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trong việc cầm giữ (nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng song vụ).
Thứ hai, một số lưu ý khi sử dụng ngoại tệ để thực hiện giao dịch bảo đảm
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Về nguyên tắc, ngoại tệ bị hạn chế giao dịch nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng theo quy định của Pháp lệnh ngoại hốỉ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013): “Điều 22- Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”.
Ngoài ra, cũng theo quy định của pháp luật, ngoại tệ có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã như sau: "Tài sản góp vốn: 1- Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam." (Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014); "Xác định giá trị vốn góp: 1- Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn." (Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2012)
Đối vối ngoại tệ tiền mặt thì cá nhân được quyền cất giữ, mang theo ngưồi, cho, tặng, thừa kế; mua, bán và gửi tại tổ chức tín dụng; chuyển, mang ra nước ngoài và thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt, cụ thể theo Điều 8 (chuyển tiền một chiều), Điều 13 (sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân)Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013).
Từ những quy định nêu trên về ngoại tệ, có thể suy luận là ngưòi sở hữu ngoại tệ tiền mặt cũng được cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tại tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được phép giao dịch ngoại tệ. Tuy nhiên lại không được cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ cho cá nhân hay pháp nhân khác, ví dụ như tại công ty chứng khoán.
Tham khảo:Sách 9 biện pháp đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng, tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức (trọng tài VIAC), nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2017
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]
Bình luận