Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hỏi: Trước khi mất bà con có để lại giấy tờ nhà đất đứng tên bà. Trong gia đình chỉ còn lại con dâu và đứa cháu 14 tuổi. Vậy đứa cháu có thể được hưởng phần đất đó không? Bà không muốn con dâu được hưởng ( Đức - Quảng Ninh)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Thứ nhất, về việc xác định người được hưởng thừa kế.
Trong thông tin bạn cung cấp không nói rõ bà bạn mất có để lại di chúc hay không?
Nếu bàđể lại di chúc thì quyền sử dụng đất được chia theo di chúc.
Nếu bà không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản bà để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Như vậy, theo luậtcon dâu không được hưởng di sản thừa kế.
Cháu nội thuộc hàng thừa kế thứ hai, nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì cháu nội được quyền hưởng di sản là mảnh đất do bà nội để lại.
Thứ hai, cháu nội mới 14 tuổi có được hưởng di sản là quyền sử dụng đất?
Luật đất đai 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào giới hạn độ tuổiđể được nhận thừa kế quyền sử dụng đất cũng như được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho nên, cháu nội dù 14 tuổi nhưng vẫnhoàn toàn có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng mảnh đất đó.
Tuy nhiên,Điều 20, Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác."
Người đại diện theo pháp luật được quy định tại điều 141 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Người đại diện theo pháp luật bao gồm:
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
7. Những người khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, cháu nộiđược quyềnnhận thừa kế mảnh đất song những giao dịch liên quan đến mảnh đất này phải được mẹ đồng ý (vì lợi ích của con).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận